Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân chưa có điều kiện mua sách giấy, hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau mọi bản quyền thuộc về Tác Giả & Nhà Xuất Bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

Sách Làng Vĩnh Hòa Đông của tác giả Nguyễn Thị Diệp Mai mời bạn đọc thưởng thức.

Có dân quần cư thành thôn từ thế kỷ XVII, nằm hiền hòa bên bờ kinh Tà Niên, làng Vĩnh Hòa Đông thuộc tổng Kiên Định, huyện Kiên Giang xưa, trấn Hà Tiên được xem nơi ghi dấu ấn lịch sử bi hùng của vùng đất Kiên Giang.

Vào thế kỷ XVI – XVII, trên vùng đất Tây Nam bộ hiện nay đã có người Việt cư trú cùng với tộc người Khmer. Trước năm 1708, Mạc Cửu đã tập hợp được 7 tụ điểm dân cư mà Gia Định Thành Thông chí ghi là 7 xã, thôn: Phú Quốc, Lũng Kỳ, Cần Bột, Vũng Thơm, Rạch Giá, Cà Mau, riêng Hà Tiên là thủ phủ của Mạc Cửu. Hiện nay chỉ còn 4 địa danh nằm trên đất nước Việt Nam là Phú Quốc, Rạch Giá, Cà Mau và Hà Tiên.

Mùa thu, tháng 8 năm Mậu Tý (1708), Mạc Cửu dâng biểu xưng thần đem vùng đất nầy chính thực xáp nhập vào Việt Nam. Chúa Nguyễn Phúc Chu tiếp nhận, đặt thành một đơn vị hành chánh cấp Trấn và đặt tên là Trấn Hà Tiên. Mãi cho đến năm 1739, Mạc Thiên Tích (con của Mạc Cửu) thành lập thêm 4 huyện Kiên Giang (Rạch Giá), huyện Long Xuyên (Cà Mau), Trấn Giang (Cần Thơ) và Trấn Di (Bạc Liêu) thuộc trấn Hà Tiên.

Vua Minh Mạng lên ngôi dần dần thực hiện chế độ trung ương tập quyền. Năm 1825, trấn Hà Tiên còn gồm hai huyện Kiên Giang, Long Xuyên và một số xã, thôn trực thuộc thẳng trấn (Theo sách Gia Định thành Thông chí của Trịnh Hoài Đức ghi chép – Dẫn theo Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn của Nguyễn Đình Đầu).

Làng Vĩnh Hòa Đông thuộc tổng Kiên Định, huyện Kiên Giang vốn là thôn Vĩnh Hòa Đông xưa(1). Làng được xem nơi ghi dấu ấn lịch sử bi hùng thế kỷ XIX của vùng đất Kiên Giang. Trước đây vùng này dân cư còn thưa thớt, chưa có người khai phá nhiều. Đình làng(2) được xây dựng để thờ thần hoàng bổn cảnh và người có công chiêu dân khai mở thôn là ông Ngô Quyền Hóa.

Làng là nơi ghi dấu chứng tích của cuộc chiến cuối cùng của Thự quản cơ Nguyễn Hiền Điều, là căn cứ địa của anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực năm 1868, có mộ của Lâm Quang Ky – phó tướng của Nguyễn Trung Trực. Làng còn nổi tiếng bởi nghề dệt chiếu Tà Niên.

Tháng 6 năm Quý Tỵ (1833) không chịu nổi ách thống trị hà khắc của Minh Mạng, Lê Văn Khôi khởi nghĩa, được nhân dân vùng lục tỉnh nhiệt liệt hưỡng ứng. Ngay sau đó, trước sức mạnh của quân đội tiễu phạt của triều đình, Khôi đã đi cầu viện vua Xiêm, vì vậy quân Xiêm có cớ xâm lược nước ta.

Tháng 11 năm 1833 quân Xiêm do tướng Chất Tri (Phi Nha Chakkri) chỉ huy, chia làm 5 đạo và hơn 100 chiến thuyền tràn vào đánh chiếm ngay Hà Tiên, xông thẳng vào nội địa nước ta. Lúc này, nhiệm vụ chống ngoại xâm được để lên hàng đầu, nhân dân lục tỉnh không ủng hộ Khôi nữa, mà cùng với quân đội triều đình ra sức đánh quân xâm lược.

Tháng giêng năm Giáp Ngọ (1834) giặc Xiêm phải rút chạy về nước. Trong bối cảnh lịch sử rối ren, phức tạp như vậy, một bộ phận tộc người Khmer ở Kiên Giang do bị xúi giục nổi dậy xô xát, chia rẽ với tộc người Việt, chống lại chính quyền đương thời làm tổn hại đến cộng đồng các dân tộc Việt Nam, trong đó có cả họ.

Để bảo vệ đất nước, việc chính quyền phong kiến Việt Nam tiến hành trấn dẹp các cuộc xô xát là điều cần thiết. Triều đình đặc phái Nguyễn Hiền Điều về vùng Tà Niên để ổn định tình hình. Nguyễn Hiền Điều (Nguyễn Văn Điều) sinh ở Đông Hồ, tỉnh Vĩnh Long.

Năm 1834 giữ chức Thự Quản Cơ (tức là quyền quản cơ ) tỉnh Vĩnh Long. Nguyễn Hiền Điều lãnh nhiệm vụ dẹp loạn. Ông thì nóng lòng thực hiện sứ mệnh của mình. Trong đêm khuya ông cùng một số người tùy tùng đi thám sát tại rạch So Đũa. Bị phiến quân phát hiện, do việc phối hợp các lực lượng không chặt chẽ, viện binh chưa tới kịp, dù có sự chênh lệch lực lượng rất lớn ông và quân lính chiến đấu rất anh dũng đến chiều ngày hôm sau, lâm vào cảnh thế cô, sức yếu ông đã bị trọng thương.

Theo truyền thuyết khi về đến giếng Cây Trâm (cách đình làng Vĩnh Hòa Đông khaỏng 2km) thì chỉ còn lại một vệ sĩ và ông. Ông để người vệ sĩ canh miệng giếng còn ông trèo xuống giếng uống nước. Phiến quân truy đuổi đến nơi, người vệ sĩ chống trả quyết liệt và bị đâm chết. Ông từ dưới giếng ngoi lên vì bất ngờ nên bị đâm một dao vào bụng, ruột thòi ra ngoài. Ông bứt lá môn mọc trên miệng giếng bọc lại, lấy thắt lưng cột chặt và tiếp tục chiến đấu.

Đến khi không còn sức chống đỡ, để khỏi sa vào tay phiến quân, ông đâm vào cổ tự sát tại bờ giếng Cây Trâm, lúc ấy vào chiều ngày 13 tháng giêng năm Giáp Ngọ (1834). Phiến quân cắt đầu ông về treo tại vàm rạch ngã ba So Đũa. Theo lời kể của các hương lão, dân thôn Vĩnh Hoà Đông bí mật tổ chức lấy đầu lâu của Phó Cơ Nguyễn Hiền Điều do người Khmer cất giấu ở một chùa tại So Đũa về thờ tại đình làng và tôn ông làm chính thần.

Theo Đại Nam nhất thống chí ghi: “Đền Phó Cơ Nguyễn Hiền Điều ở xã Vân Tập huyện Kiên Giang. Thự Phó Cơ Vĩnh Long Nguyễn Hiền Điều theo việc bắt giặc, chết trận, tặng Phó Cơ thường tỏ linh ứng, năm Thiệu Trị thứ hai (1842), người địa phương lập đền thờ”. Nguyễn Hiền Điều là người có công với dân tộc, với đất nước.

Nguyễn Trung Trực là vị anh hùng dân tộc đã lập nên hai chiến công vang dội: đánh chiếm đồn Kiên Giang và đốt cháy chiến tàu Hy Vọng của Pháp trên sông Nhật Tảo. Ông sinh năm 1838 ở Nhật Bình, huyện Cửu An, phủ Tân An (nay thuộc xã Bình Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An), tên thật là Nguyễn Văn Lịch, xuất thân từ nghề chài lưới, lúc vào lính nằm trong hệ thống lính đồn điền của quan Kinh Lược Nguyễn Tri Phương.

Khi Pháp xâm lược Nam Kỳ, Nguyễn Trung Trực tham gia vào lực lượng nghĩa quân của Trương Định năm 1861. Cuối năm 1862, ông ra Huế nhận chức Quản Cơ Lãnh Binh Bình Thuận, tị địa của triều đình Huế.

Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe

Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.

Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?

  • Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
  • Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x