
Lê Thánh Tông – Vị Vua Anh Minh Nhà Cách Tân Vĩ Đại – Web Tải Sách Miễn Phí Ebooks PDF
Giới thiệu & trích đoạn ebook
Sách Lê Thánh Tông – Vị Vua Anh Minh Nhà Cách Tân Vĩ Đại của tác giả Lê Đức Tiết mời bạn thưởng thức.
Hiện tại, luật pháp một số nước không chỉ cấm công chức mà còn có những điều cấm đối với những đảng viên đương nhiệm của Đảng cầm quyền nữa. Tuỳ theo hoàn cảnh của mỗi nước, luật pháp các nước đều có những điều cấm cụ thể đối với công chức, đối với đảng viên của Đảng cầm quyền nhằm đảm bảo tính vô tư, khách quan, nhằm phòng, chống sự lạm dụng, lợi dụng quyền lực công, lợi dụng vị thế của Đảng cầm quyền, nhằm ngăn ngừa các hiện tượng gia đình trị, đảng trị xảy ra trong bộ máy nhà nước. Liên hệ với những gì mà những cơn ác bệnh do các tệ nạn lạm dụng, lợi dụng quyền lực công hiện đang gây ra trong các nhà nước hiện dại mới thấy được những giá trị thực tiễn của những điều cấm đối với quan chức mà Lê Thánh Tông đã đề ra và đã áp dụng vào thế kỷ XV ở Việt Nam.
Để ngăn ngừa quan lại tham nhũng, BLHĐ đã đặt ra diễu luật hạn đất, hạn điền sở hữu của quan, lại. Điều 226 BLHĐ quy định: “Những vị đại thần và bách quan trong kinh thành, nhà cửa vườn ược chỉ được ba mẫu trở lại, quan nhất phẩm ba mẫu, quan nhị phẩm hai mẫu, quan tam phẩm một mẫu; quan tứ phẩm năm sào; quan ngũ phẩm ba sào; quan lục phẩm, thất phẩm hai sào; quan bát phẩm, cửu phẩm hay người không có phẩm hàm chỉ được một sào; những nhà ở khu quản lính đóng, thì diện tích đất đai kém hơn một bậc. Nếu người nào lạm chiếm quá phần đất đã định thì bị tội xuy. dánh 50 roi, biếm một tư; người có vườn ao rồi mà lại chiếm đất nơi khác, thì tội thêm một bậc. Nếu người nào có công được vua cấp thêm đất thì không kể”.
Trong tổng số 722 điều luật của BLHĐ, có đến 40 điều (hơn 5% tổng số điều luật có nội dung trực tiếp phục vụ cho việc bài trừ nạn tham nhũng trong quan lại. Điều này nói lên quan điểm đồng thời thể hiện sự quan tâm và lo lắng thực sự của nhà Vua Lê Thánh Tông trong việc bài trừ chống tham nhũng trong hàng ngũ quan lại.
Khi nghiên cứu, tìm hiểu kỹ BLHĐ, chúng ta còn phát hiện ra một điều lý thú khác. Tuy tin yêu và trọng đãi quan lại nhưng Ông vẫn coi hàng ngũ quan lại là một trong những đối tượng dặc biệt của công tác đấu tranh phòng, chống phạm tội. Quan điểm này cho đến hiện nay không phải là được mọi người chấp nhận. Không ít người cho rằng quan điểm này mang tính cực đoan. Những người không đồng ý với quan điểm này cho rằng số dòng dân chúng mới là đối tượng chính của công tác giáo dục pháp luật. của công tác phòng, chống phạm tội. Thực tiễn chứng minh quan điểm của Lê Thánh Tông là đúng. Theo Ông, quan lại không đức, vô tài là mâm mống đẫn đến hoạ loạn. BLHĐ ban hành dưới thời trị vì của Ông có 722 điều, trong đó có 49 diều thuộc về nguyên tắc chung và 673 diều quy định về các tội phạm cụ thể. Trong 673 điều quy định về các tội phạm cụ thể có đến 172 điều, chiếm 25%, có nội dung quy định tội phạm của các quan lại và các nhà quyền quý. Trong điều luật, chủ thể của loại tội phạm này được ghi rõ là quan, lại như: “Quan ty làm trái pháp luật mà ăn hỏi lộ …. Những quan ty ở trấn ngoài cùng các hướng hiệu mà tự tiện thu tiên của dân v. v…”.
BLHĐ không dùng cụm từ: “Kẻ nào…” khi quy định các tội của quan chức như luật hiện nay.
Nghiên cứu sâu nội dung của 172 điều quy định về các tội của quan, lại, có thể phân chúng thành ba loại:
Loại tội xâm phạm đến lòng trung đối với vua;
Loại tội xâm phạm đến công vụ của nhà Vua giao cho:
Loại tội xâm phạm đến quyền lợi của dân.
Loại tội xâm phạm đến lòng trung với vua
Trung với vua là tiêu chuẩn hàng đầu của quan, lại dưới chế độ phong kiến. Trong loại tội này có hai nhóm:
Nhóm tội phạm thể hiện sự bất kính với ngôi vua như: Quan chức vào triều không đội khăn áo (Đ.80); có ý chê bai triều trước (Đ.217); chỉ trích vua quá nặng lời (Đ.132); dàn hát khi vua ôm dau (Đ.144); di qua cửa Thái miều mà không xuống kiệu (Đ.209); nói năng bừa bãi, tỏ ý bất kính với vua (Đ.216); coi thường chiều lệnh nhà Vua (Đ.220); ν.ν…
Nhóm tới mưu phản lại nhà Vua như: Quan giữ việc quân ở trấn, lộ liên kết với nhau âm mưu làm phản (Đ.234); giả truyền chiếu chỉ nhà Vua, lệnh chỉ của thái tử (Đ.550); các quan quản quân dân ở các viện, cục không hết lòng trung thành (Đ.264) v.v…
Loại tội xâm phạm đến công vụ của nhà vua giao chu
Nhà Vua Lê Thánh Tông đặc biệt chú trọng đến việc tuyên chọn những người thực sự có tài, có đức để giao việc. Nhà Vua cũng tỏ ra rất nghiêm khắc đối với những quan lại không làm tròn chức trách, nhiệm vụ. Các tội phạm thuộc loại này chiếm phần lớn trong tống số tội phạm của quan, lại đã được quy định rõ trong BLHD như: Sứ thần đi nước ngoài hay sứ thần nước ngoài vào trong nước mà trò chuyện riêng hoặc lấy của hối lộ mà tiết lộ công việc nước nhà thì đều phải tội chém (Đ.79); Các chủ ty thấy cung điện, cửa thành hư hỏng hay dường sá vua di, cầu cống đỡ nát mà không lâu trình, khi có chiếu chỉ vua sai sửa chữa mà lại không sửa chữa cho được bền chắc thì đều phải biếm một tư và bãi chức, để tổn hại đến xa giá thì xử nặng thêm hai bậc (Đ.84); Tiết lộ quân cơ đại sự (Đ.116); Quan coi thi không nghiêm (Đ.101); Quan chức đi công cán về tâu trình không đúng sự thật (Đ.120): Chậm trể việc công (Đ.121); Thi hành sắc lệnh không nghiêm (Đ.122); Quan lại chậm trẻ trong việc duyệt số định (Đ. 150); Quan lại duyệt hộ khẩu sai lầm (Đ.151): Tự tiện tâu trình khi chưa có đối chiếu kỹ càng (Đ.154); Quan chủ ty không phát giác thuộc viên phạm tội (Đ.157): Tướng hiệu bỏ sung lính tráng không đúng luật (Đ.169); Đề cửkhông đúng người tài (Đ.174): Quan lại đo ruộng không chuẩn xác, quan lại sao nhãng việc công (Đ.169)…
Sách liên quan
Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe
Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.
Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?
- Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
- Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.