
Les – Vòng Tay Không Đàn Ông – Đọc Sách Online Ebooks PDF
Giới thiệu & trích đoạn ebook
Sách Les – Vòng Tay Không Đàn Ông của tác giả Bùi Anh Tấn mời bạn đọc thưởng thức.
Chương 2:
ô Út của Yến nguyên là điều dưỡng viên trưởng của bệnh viện Bình Dân. Cô tốt nghiệp cử nhân hệ điều dưỡng sau giải phóng theo chuyên ngành hệ điều dưỡng. Và từ đó đến nay đã có hơn 20 năm làm điều dưỡng viên, được mọi người đánh giá cao vì sự tận tụy hết lòng với nghề nghiệp. “Tự mình đốt sáng mình lên để soi sáng cho người khác”, cô có lần tâm sự, mà cũng như dạy Yến. Cô bé tru tréo, xời ơi . . .đốt mình thì cháy mất tiêu Út à, tội gì. C
ô Út cười, cú nhẹ đầu đứa cháu gái yêu, cho biết, đấy là câu ngạn ngữ của những điều dưỡng viên vẫn thường động viên nhau mỗi khi gặp khó khăn trong nghề nghiệp, nhất là khi gặp phải những phản ứng quá đáng từ phía người bệnh do đau đớn, bệnh tật, tâm lý bất thường mà hiểu lầm. Trong cuộc đời làm điều dưỡng viên của mình thì cô Út gặp những phiền toái như vậy thường xuyên, và cần phải hiểu biết, nhẫn nại, thông cảm, đó là điều cô luôn tự nhủ mỗi khi gặp khó khăn.
Làm nghề điều dưỡng viên này phải xuất phát từ sự cảm thông với người bệnh, chia sẻ buồn vui với bệnh nhân của mình và trên tất cả chính là sự hy sinh thầm lặng nhưng cao quý của nghề này, nó cũng như là tấm lòng của bà Florence Nighingale (1820 – 1910), người phụ nữ Y đã đưa nghề điều dưỡng từ bóng tối ra ánh sáng, được mọi người tôn trọng thừa nhận.
Thỉnh thoảng nhớ nghề, hay mỗi khi có bạn bè cũ đến thăm thì cô vẫn thường nhắc đến những kỷ niệm nghề nghiệp của mình với niềm say mê như vậy, trong khi cô cháu cưng thì chu mỏ chọc bằng giọng chê bai, Út ơi con chẳng mê nghề điều dưỡng của Út đâu, máu me không hà.
Cô Út là một người đàn bà dáng người thanh mảnh, nhẹ nhỏm với vẻ mặt thanh thoát, nước da trắng ngần, thậm chí là trắng xanh với những đường gân máu nổi rõ trên bàn tay. Giữa đất Sài Gòn đầy nắng với gió, da mọi người đa phần màu sẫm thì có một người da trắng như cô Út thì kể cũng lạ. Cô trắng đến nỗi có người lầm tưởng cô ở nước ngoài về hay từ xứ lạnh tới, trong khi cô Út kỳ thực cả đời chưa từng bước chân ra khỏi Sài Gòn này chứ đừng nói đi đâu xa.
Nhìn kỹ thì cô Út còn trẻ hơn rất nhiều so với tuổi gần năm mươi của mình. Chỉ tiếc rằng vẻ bề ngoài ấy luôn bị cách ăn mặc nhiều lúc gần như lập dị của cô với người chung quanh làm che khuất. Quần áo màu sắc bao giờ cũng xám xịt, kín cổ, kín tay làm cho cô già đi trước tuổi, nên nhiều lúc nhìn cô giống như một nữ tu dòng kín thì đúng hơn.
Từ ngày ở chung với cô Út đến giờ, Yến biết, với cô Út thì chuyện trang điểm phấn son thật xa lạ mặc dù đang là thế kỷ 21 rồi. Có lẽ vì nghề điều dưỡng đòi hỏi chăng mà cô Út là một người ưa sạch sẻ, cẩn thận đến kỷ tính. Cô bảo, móng tay để dài rồi sơn phết là nơi chứa ổ vi trùng, da mặt cũng thế, kem phấn nhồi vào làm sao da thở được.
Chẳng thế mà đến tuổi này cô vẫn độc thân một mình không có ai chia sẻ. Cô là người nghiêm nghị, ít nói, ít cười, khá khó tính nên ngay đám con cháu trong nhà cũng không dám gần, chúng nó thường lén gọi sau lưng cô là bà già khó tính. Má kể cho Yến, thời trẻ cô khá đẹp (điều ấy Yến công nhận ngay), có rất nhiều chàng trai đến làm quen, thế nhưng sau đó điều rút lui nhanh chóng vì sự kỷ tính, khó khăn của cô làm cho bọn họ sợ.
Mấy năm trước, khi cô còn đang làm điều dưỡng, ông phó giám đốc của bệnh viện mới góa vợ rất mến và theo đuổi cô mấy năm liền, nhưng rồi cũng âm thầm rút lui. Anh em trong nhà chẳng ai hiểu nổi cô. Cho đến tận khi nghĩ mất sức, cô vẫn độc thân.
Ông nội của tụi con là ông Hội Đồng nổi tiếng khắp vùng Hàm Luông bắc Vàm Cống. Ông có đến bốn năm vợ lận, có người là vợ chính thức nhưng cũng có người gả gá trừ nự hoặc cậy quyền thế là hội đồng nên ông con thích ai thì lấy người đó về. Ba chép miệng lắc đầu kể chuyện về lịch sử gia đình mình cho mấy đứa con nghe.
Ngay bà nội của các con đây cũng là bà thứ chứ có phải là bà chánh đâu. Mang tiếng là con trai của ông hội đồng giàu có khét tiếng, kẻ ăn người ở đông không kể xiết, ruộng thẳng cánh cò bay đến tít tận chân trời nhưng ba sống cũng cơ cực lắm. Nhỏ xíu ra vào khép nép dạ thưa, lúc nào cũng nơm nớp sợ hãi, nhiều lúc quá đứa ở.
Lớn lên có hiểu biết thì ba không chịu vậy nữa, vì thế mà trong đám con cháu đông đảo của ông nội, ba nổi tiếng là đứa cứng đầu cứng cổ nhất. Ông nội có đánh chửi cỡ nào thì ba cũng không chịu khuôn phép phong kiến trong gia đình, lì lắm. Đến nỗi có lần bực quá ông đuổi ba ra tận ngoài đìa cho ở chung với mấy người thợ, ba tính ở luôn không thèm về.
Sau bà nội thấy thương quá, lén đón ba về. Nên ở trong nhà thì ba vốn là đứa không được ông yêu thương. Kỳ thực đến giờ ba cũng chẳng biết ông nội tụi con thương hay ghét ba nữa, sau này bà nội có nói cho ba hay là, khi sắp qua đời ông nội tụi con có trối riêng với bà là ông rất ân hận vì đã đối xử tệ với ba, thật ra ông rất thương ba vì trong đàn con chung, riêng đông đảo của ông thì ba chính là đứa làm cho ông tự hào nhất.
Sách liên quan
Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe
Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.
Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?
- Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
- Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.