
Lịch Sử Giao Thương – Web Tải Sách Miễn Phí Ebooks PDF
Giới thiệu & trích đoạn ebook
Sách Lịch Sử Giao Thương của tác giả William J. Bernstein mời bạn thưởng thức.
2.NHỮNG EO BIỂN CỦA THƯƠNG MẠI
Và để chống lại những người này, những kẻ thù lớn nhất của chúng ta, vốn thiếu tính tổ chức và bị chính vận may của họ bội phản, hãy để chúng ta bước vào cuộc chiến với những trái tim mang cơn thịnh nộ; hãy để chúng ta tin rằng khi đối phó với kẻ thù thì việc giành quyền xoa dịu tâm hồn giận dữ bằng sự trả thù quân xâm lược là công bằng và chính thống, và cũng như vậy, theo ngạn ngữ, chúng ta có được những niềm vui thích nhất chính là ở sự trả thù quân địch.
– Gylippus, chỉ huy người Sparta, trước khi lực lượng hải quân Athens bại trận tại cảng Syracusé1
Hễ ai khống chế được Malacca là coi như đã đặt được tay lên yết hầu của Venice.
– Tomé Pires2
Hiếm có câu chuyện cổ nào lại khuấy động tâm hồn hiện đại như sự kiện xảy ra vào thời kỳ Chiến tranh Peloponnese, khi quân Athens bị tiêu diệt trong cuộc viễn chinh tới Sicily. Về phía đông cảng Syracuse của người Sicily, trên những đồng bằng vùng thượng và bến tàu vùng hạ, đội quân do người Sparta dẫn đầu từ những tiền đồn xa xôi thuộc về nền văn minh Hy Lạp đã lần lượt bắn hạ từng người lính Athens, từng con tàu Athens. Thucydides, một quan sát viên tỉ mỉ vốn không quen khoa trương đã chẳng ngần ngại thốt lên, “Đây là… trận đánh vĩ đại nhất chúng ta từng biết trong lịch sử Hy Lạp – là chiến thắng rực rỡ nhất của người thắng cuộc, là thất bại nặng nề nhất của kẻ thua cuộc.”3
Nhưng Chiến tranh Peloponnese thì quan hệ gì tới lịch sử thương mại? Thực ra là liên quan rất lớn, bởi lý do khiến Athens muốn nắm quyền kiểm soát hoàn toàn lại xuất phát trực tiếp từ việc buôn bán thứ hàng hóa cơ bản nhất – lương thực – ở khu vực đặc thù của cái nôi văn minh Tây phương thuộc về Hy Lạp. Hơn nữa, chính những nền tảng văn hóa và thể chế của văn minh Tây phương đã ra đời tại Hy Lạp cổ đại, cũng như ám ảnh của phương Tây hiện đại đối với việc kiểm soát những tuyến đường biển trọng yếu và những điểm chốt hàng hải chiến lược bắt nguồn từ cấu tạo địa hình và nông nghiệp đặc thù của Hy Lạp, khiến nơi đây phụ thuộc vào lương thực nhập khẩu. Sức mạnh khiến Anh và Mỹ lần lượt kiểm soát các tuyến vận chuyển của thế giới trong thế kỷ 19 và 20 xuất phát từ nhu cầu của Hy Lạp cần nguồn cung thực phẩm từ lúa mì và lúa mạch nhập khẩu.
Câu hỏi vì sao một Athens kiêu hãnh lại để nhu cầu vượt quá khả năng cũng như nguồn lực của mình, và chịu thất bại tại vùng bờ biển Sicily xa xôi, đã khuấy động giới sử gia phương Tây kể từ khi Thucydides, vị tướng bị trục xuất người Athens, viết cuốn sử ký nổi tiếng đầu tiên của mình. Không phải tình cờ mà mối quan tâm ngày nay đối với cuộc xung đột cổ đại này lại trở nên mạnh mẽ, khi các siêu cường hùng mạnh nhất trong lịch sử bị sa lầy nhiều hơn vào cuộc chiến tại Trung Đông.
Chẳng khó khi liên hệ những người ủng hộ chính sách đối ngoại quốc gia ngày nay với những nhân vật chính của Athens: kiêu căng, tài giỏi, và xảo trá kiểu diều hâu như Alcibiades, hay cẩn trọng và trung thành kiểu bồ câu như Nicias, đã bị người Syracuse bắt giữ và hành quyết.
Nhưng điều tiên quyết nào đã khiến Athens muốn trở thành đế chế? Hy Lạp cổ đại bao gồm trên dưới cả trăm thành phố tự trị nhỏ và độc lập dàn theo thế liên minh, đa dạng và thay đổi liên tục, gần như không ngừng chiến tranh với nhau. “Hy Lạp” là một khái niệm mang tính văn hóa và ngôn ngữ, không phải một quốc gia. Chỉ những mối hiểm nguy to lớn từ bên ngoài, như cuộc xâm lược của người Ba Tư vào đầu thế kỷ 5 TCN, mới có thể đưa những người anh em bướng bỉnh này vào một thể thống nhất, dù chỉ trong thời gian rất ngắn ngủi.
Quan sát bản đồ khu vực Aegea một cách sơ lược, có thể mường tượng ra địa hình này. Bờ biển Hy Lạp dài ngoằn ngoèo, như tấm thảm dệt với vô vàn đảo, bán đảo, lạch, vịnh, và những con kênh. Địa hình phức tạp, cùng với cảnh quan tương đối nhiều đồi núi của Hy Lạp, đã thúc đẩy việc hình thành hầu hết các tuyến thương mại bằng đường biển.
Cùng với địa lý, yếu tố đóng vai trò chính yếu khác trong thương mại Hy Lạp là hầu hết các thành phố ở đó đều gặp tình trạng đất đai cằn cỗi và sinh sống khó khăn do nạn đói. Những nền văn minh đầu tiên của loài người xuất phát từ vùng đất giữa sông Tigris và sông Euphrates, cũng như vùng đất dọc theo đôi bờ sông Nile trù phú, là hai khu vực trồng trọt tốt nhất thế giới.
Hy Lạp nhiều núi, nhưng lại thiếu những thung lũng được phù sa bồi đắp màu mỡ không như của hai xã hội lâu năm hơn kia, và có mỗi lớp đất đá vôi mỏng được tưới tắm bằng lượng mưa trung bình chỉ khoảng 400 millimét/năm. Do các tiềm năng nông nghiệp hạn chế, nên dân cư nơi này tập trung ở vùng bờ biển, tiến hành đánh bắt cá, sản xuất thủ công, và thương mại.
Một trang trại Hy Lạp truyền thống có thể không trồng đủ lương thực cho nhu cầu của chính mình, nhưng lại làm ra đủ rượu vang và dầu ô liu để đổi lấy thừa mứa lúa mì và lúa mạch nhập khẩu. Vì thế nông dân Hy Lạp lệ thuộc vào thương mại không chỉ để nuôi gia đình, mà còn để kiếm thêm thu nhập đủ bù đắp cho nguồn lực cần thiết trong khoảng thời gian tham gia hội đồng và đơn vị quân đội cơ bản tại địa phương, bộ binh trang bị vũ khí nặng.
Sách liên quan
Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe
Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.
Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?
- Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
- Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.