Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân chưa có điều kiện mua sách giấy, hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau mọi bản quyền thuộc về Tác Giả & Nhà Xuất Bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

Sách Lịch Sử Văn Minh Thế Giới Phần I – Di Sản Phương Đông Tập 2 của tác giả Will Durant mời bạn thưởng thức.

II. NỀN VĂN MINH CỔ NHẤT?

Ấn Độ thời tiền sử – Mehenjo – Daro – Tính cổ đại

Vào cái thời mà các sử gia tin rằng lịch sử đã bắt đầu với người Hy Lạp thì châu Âu sung sướng cho rằng Ấn Độ đã là cái nôi sinh ra sự dã man, cho tới khi những người anh em của các dân tộc châu Âu là người “Aryan” rời bờ biển Caspian để di cư xuống phương Nam, mang theo nghệ thuật và khoa học đến vùng châu thổ man rợ và tối tăm ngu dốt này. Những phát hiện gần đây đã làm hỏng bức tranh làm cho họ hài lòng đó – mà những phát kiến khác trong tương lai sẽ còn làm thay đổi những viễn cảnh được trình bày trong cuốn sách này. Ở Ấn Độ cũng như ở những nơi khác, các chứng tích của buổi đầu nền văn minh đã bị chôn vùi trong lòng đất, và không một loại cuốc xẻng nào của ngành khảo cổ lại có thể khai quật tìm cho hết được. Những di tích của Thời kỳ đồ đá cũ chất đầy các kệ tủ trong những viện Bảo tàng Calcutta, Madras và Bombay; và hầu như ở bang nào, người ta cũng đào được di tích Thời kỳ đồ đá mới. Tuy nhiên, đó chỉ là di tích về văn hóa, chứ chưa phải là văn minh.

Vào năm 1924, giới học giả lại rộn lên bởi những tin tức từ Ấn Độ: Sir John Marshall loan báo rằng các trợ lý người Ấn Độ của ông – đặc biệt là ông R.D Banerji – đã tìm thấy ở Mohenjo Daro, trên bờ phía tây vùng hạ lưu sông Indus, nhiều di tích của một nền văn minh có vẻ cổ hơn mọi nền văn minh mà các sử gia từng biết đến. Tại đó và tại Harappa, cách vài trăm dặm về phía bắc, họ đã khai quật được bốn năm thành phố nằm chồng lên nhau, với hàng trăm ngôi nhà và cửa tiệm xây cất bằng gạch, rất chắc chắn, sắp dọc theo hai bên những con đường rộng hoặc những ngõ hẹp, có cả những ngôi nhà lầu. Hãy để Sir John đánh giá thời đại của những di tích đó:

Những phát kiến đó đã xác lập ở miền Sind (mạn cực bắc tỉnh Bombay) và ở miền Penjab, trong suốt thiên niên kỷ thứ ba và thứ tư trước Công nguyên, sự tồn tại của một thành thị có đời sống phát triển rất cao; nhiều nhà có giếng nước, phòng tắm, cùng một hệ thống dẫn nước phức tạp, điều đó cho thấy điều kiện sinh hoạt xã hội của những công dân thời đó ít nhất cũng ngang bằng với những gì được phát hiện tai Sumer, và cao hơn hẳn những người dân Babylonia và Ai Cập đồng thời với họ… Ngay ở Ur, nhà cửa cũng không thể nào sánh được với nhà cửa ở Mohenjo-daro về kiến trúc.”

Trong số những di vật được khai quật tại di chỉ đó, còn có đồ gia dụng, dụng cụ vệ sinh; đồ gốm có tô điểm hoa văn hoặc trơn, có thứ nặn bằng tay, có thứ nặn bằng bánh xe; những đồ đất nung, những con xúc xắc, quân cờ, những đồng tiền cổ hơn mọi thứ tiền mà ta được biết trước đó; trên một ngàn con dấu, hầu hết đều được chạm khắc và ghi những chữ tượng hình rất lạ; những đồ sứ chất lượng cao, những phiến đá chạm trổ nghệ thuật cao hơn nghệ thuật của những nghệ 8 nhân Sumeria, những binh khí và dụng cụ bằng đồng, và một kiểu xe hai bánh bằng đồng (một trong những mẫu xe có bánh cổ nhất của chúng ta), những vòng vàng, bạc đeo vào cổ chân hoặc cổ tay, khuyên tai, chuỗi hạt, dây chuyền cùng nhiều đồ trang sức khác. Marshall khen là “làm rất tinh xảo, và đánh bóng đẹp tới nỗi ta tưởng chừng chúng mới được lấy ra từ một tiệm kim hoàn trên phố Bond Street’ ngày hôm nay, chứ không phải từ một căn nhà thời tiền sử, được xây cất từ 5.000 năm trước”.

Điều lạ lùng là lớp địa tằng thấp nhất của những di tích này cho thấy một nền nghệ thuật còn phát triển hơn cả những lớp ở trên, dường như những lớp trầm tích cổ xưa nhất này là của một nền văn minh đã có hàng nhiều thế kỷ hoặc nhiều ngàn năm trước. Những vật này, có cái bằng đá, có cái bằng đồng đỏ hoặc đồng thiếc gợi ta suy nghĩ rằng nền văn hóa sông Indus đó thuộc vào một thời kỳ chuyển tiếp từ thời kỳ đồ đá sang thời kỳ đồ đồng trong chất liệu dùng cho công cụ. Những điều đó chỉ ra rằng nền văn minh Mohenjo-daro đạt đến cực đỉnh khi vua Cheops cho xây cất kim tự tháp vĩ đại đầu tiên, và Mohenjo-daro đã có những liên lạc về thương mại, tôn giáo và nghệ thuật với Sumeria và Babylonia, và nền văn minh đó đã tồn tại trên ba ngàn năm, cho tới thế kỷ thứ ba trước Công nguyên. 13 Nhưng chúng ta vẫn chưa có thể nói được rằng, như Marshall tin tưởng, liệu nền văn minh Mohenjo-daro có phải là đại biểu cho những nền văn minh cổ nhất từng được biết đến. Nhưng công cuộc khai quật Ấn Độ thời tiền sử mới chỉ bắt đầu; chỉ mới ở trong thời đại chúng ta thôi, ngành khảo cổ chuyển hướng từ Ai Cập, rồi băng qua Mesopotamia để tới Ấn Độ. Khi nào các lớp đất ở Ấn Độ cũng đã được khai quật như ở Ai Cập, thì có lẽ ta sẽ tìm thấy ở đó một nền văn minh còn cổ xưa hơn cả nền văn minh đã từng nở hoa trên đất bùn sông Nile.

Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe

Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.

Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?

  • Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
  • Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x