Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân chưa có điều kiện mua sách giấy, hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau mọi bản quyền thuộc về Tác Giả & Nhà Xuất Bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

Sách Lịch Sử Văn Minh Thế Giới Phần I – Di Sản Phương Đông Tập 3 của tác giả Will Durant mời bạn thưởng thức.

2. Đất nước Trung Quốc

Địa lý – Nòi giống – Thời tiền sử

Nếu chúng ta coi Nga là quốc gia thuộc châu Á – mà cho tới thời đại để Peter thì nó như vậy thật, và sau này có thể vẫn là như vậy – thì châu Âu chỉ còn là một hải giác lởm chởm nhô ra của châu Á, là tiền đồn kỹ nghệ của một nội địa nông nghiệp, là những ngón tay ngập ngừng dò dẫm hay những cái vòi của một lục địa khổng lồ. Sừng sững giữa lục địa đó là đất nước Trung Quốc, lớn như châu Âu và dân số cũng đông bằng. Hầu như suốt dòng lịch sử, được bao quanh bởi đại dương bao la nhất, núi non cao nhất và một sa mạc mênh mông nhất thế giới; nhờ vậy mà Trung Quốc hưởng được sự cô lập, giúp xã hội được an toàn, ổn định, không có nhiều biến đổi. Cho nên người Trung Quốc không gọi nước họ là Tần (China) mà gọi là “Thiên hạ”, hoặc “Tứ hải” hoặc “Trung Quốc” (nước ở giữa); hoặc “Trung Quốc quốc” (Đất nước ở trung tâm, thắm tươi như hoa nở); và kể từ hồi cách mạng Tân Hợi, thì gọi là “Trung 8 Quốc dân quốc”. Hoa thì nhiều vô kể, mà phong cảnh tự nhiên cũng đa dạng vô cùng: cảnh ánh nắng và sương mù trôi lãng đãng, cảnh núi non hiểm trở, cảnh sông nước mênh mông, đèo sâu hang thẳm, cảnh thác đổ ghềnh cao. Dòng sông Dương Tử dài ba ngàn dặm chảy qua miền nam màu mỡ phì nhiêu; xa hơn, trên miền Bắc, dòng sông Hoàng Hà đổ xuống từ những rặng núi phía tây, chảy giữa những bình nguyên hoàng thổ để mang phù sa qua những cửa sông luôn biến đổi, xưa thì đổ ra Hoàng Hải, nay đổ ra vịnh Bột Hải, và chưa biết chừng rồi mai đây lại quay về đổ ra Hoàng Hải. Văn minh Trung Quốc đã phát triển dọc hai con sông đó, cùng sông Vị và vài con sông lớn khác; họ xua đuổi dã thú và khai hoang rừng rậm, đẩy các dân tộc man di chung quanh về chốn hoang vu hẻo lánh; họ khai khẩn đất hoang, dẹp bỏ gai góc, tiêu diệt các côn trùng nguy hiểm, tẩy phèn trong đất, tháo nước trong đầm, chống lại nạn lụt lội và hạn hán, ngăn dòng chảy của các dòng sông lớn không cho xâm hại, kiên nhẫn và vất vả đưa dòng nước của những kẻ thù thân thiện đó vào cả ngàn con kênh nhỏ để tưới ruộng; rồi trong hàng bao thế kỷ, từ ngày này sang ngày khác, họ miệt mài xây cất chòi, nhà cửa, đền đài và trường học, dựng nên xóm làng, đô thị. Người xưa đã tốn biết bao công sức để tạo lập nên nền văn minh đó, để cho con cháu bây giờ sẵn sàng ra tay tàn phá dễ dàng!

Không ai biết người Trung Quốc từ đâu tới, thuộc giống người nào, nền văn minh của họ có từ bao lâu rồi. Bộ xương اور của “Người Bắc Kinh” cho phép ta nghĩ rằng loài người vượn đó đã có mặt ở Trung Quốc từ thời cổ đại xa xôi; mặt khác, công trình khảo cứu của Andrews đã đưa ông tới kết luận rằng: 20.000 năm trước Công nguyên, xứ Mông Cổ đã đông dân cư, công cụ của giống người đó tương ứng với giai đoạn “Azilien” ở châu Âu thời kỳ đồ đá giữa; rồi khi miền nam Mông Cổ ngày càng khô cằn và biến thành sa mạc Gobi thì con cháu họ tràn sang Siberia và Trung Quốc. Những phát hiện của Andersson và vài nhà khảo cổ khác trong tỉnh Hà Nam và ở Nam Mãn Châu cho thấy rằng tại nơi ấy đã có một nền văn hóa thuộc Thời kỳ đồ đá mới vào khoảng một hai thiên niên kỷ, sau khi nền văn minh tương tự như vậy xuất hiện ở Ai Cập và Sumeria thời tiền sử. Trong đống di vật thuộc Thời kỳ đồ đá mới này, có vài công cụ bằng đá, từ hình dáng cho tới cách khoét lỗ, giống hệt những con dao bằng sắt hiện nay người Hoa ở miền bắc dùng để gặt cây lúa miến; dù chỉ là điều nhỏ nhặt, nhưng sự trùng hợp này cũng cho thấy có thể nền văn minh Trung Quốc đã liên tục phát triển một cách đầy ấn tượng, trong suốt bảy ngàn năm. 10

Do cảnh tượng nhòe đi vì ở khoảng cách quá xa, chúng ta không được phóng đại mà cho rằng nền văn minh đó hoặc dân tộc đó mang tính thuần nhất. Không. Vài yếu tố của nghệ thuật và kỹ nghệ của Trung Quốc thời nguyên thủy có lẽ như xuất phát ở Mesopotamia và Turkestan; chẳng hạn lọ gốm thời kỳ đồ đá mới ở Hà Nam gần giống hệt với đồ gốm thời kỳ đồ đá mới ở Anau và Susa.” Cũng vậy, mẫu người “Mông Cổ” hiện 11 nay đã lai tạp rất nhiều từ hàng trăm giống người nguyên thủy đi xâm chiếm hoặc di cư từ Mông Cổ, miền nam nước Nga (người Scythia?) và Trung Á.” Trung Quốc, cũng như Ấn Độ, 12 phải đem so sánh với cả một lục địa, chẳng hạn như châu Âu, chứ không thể đem so sánh với một nước nào đó ở châu Âu; nó không phải ngôi nhà chung của một dân tộc thuần nhất, mà là sự pha trộn của nhiều giống người khác nhau từ nguồn gốc tới ngôn ngữ, nghệ thuật, tính cách; còn về phong tục, luân lý và chế độ chính trị thì thường trái ngược hẳn nhau.

3. Những thế kỷ khuyết sử

Khai thiên lập địa theo quan niệm Trung Quốc

Văn hóa xuất hiện – Rượu và cây đũa

– Các vị thánh quân – Một ông vua vô thần

Trung Quốc được xem là “Thiên đàng của các sử gia”. Thực vậy, trong suốt nhiều thế kỷ, thậm chí hàng thiên niên kỷ, Trung Quốc đã có những viên thái sử ghi chép tất cả những gì xảy ra và nhiều điều khác nữa. Từ năm 776 trước Công nguyên về trước thì những lời của họ không đáng tin, nhưng nếu ta chịu khó lắng nghe thì sẽ nghe họ giải thích cặn kẽ lịch sử Trung Quốc từ 3000 năm trước Công nguyên; và trong số đó có nhiều người sùng tín, giống như các nhà tiên tri của chúng ta, còn kể cho ta nghe cả chuyện khai thiên lập địa nữa. Họ kể rằng thủy tổ loài người, ông Bàn Cổ, sau mười tám ngàn năm lao động nhọc nhằn, đã tạo nên cái vũ trụ này vào khoảng 2.299.000 năm trước Công nguyên.

Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe

Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.

Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?

  • Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
  • Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x