Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân chưa có điều kiện mua sách giấy, hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau mọi bản quyền thuộc về Tác Giả & Nhà Xuất Bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

ÂM MƯU, KẾ HOẠCH CHIẾN TRANH MỚI CỦA ĐẾ QUỐC PHÁP, MỸ VÀ TÌNH HÌNH KINH TẾ, XÃ HỘI VÙNG PHÁP CHIẾM ĐÓNG (1951-1952)

I. TÌNH HÌNH ĐÔNG DƯƠNG SAU NĂM 1950 VÀ SỰ CAN THIỆP CỦA MỸ
1. Tình hình thế giới và Đông Dương từ sau năm 1950

tranh thế giới thứ hai và những hậu quả của nó đã làm thay đổi cơ bản bức tranh toàn cảnh của thế giới về kinh tế, chính trị – xã hội. Đó là thế giới hình thành hai hệ thống chính trị – xã hội đối lập nhau: hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa và hệ thống các nước tư bản, đế quốc chủ nghĩa. Ngay từ khi mới hình thành hai hệ thống này đã trở thành đối địch và đấu tranh với nhau một cách gay gắt. Hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới trở thành nhân tố quan trọng, có tác động tích cực đến phong trào giải phóng dân tộc và phong trào công nhân thế giới. Sau chiến tranh đế quốc Mỹ đã vươn lên giành vị trí đứng đầu thế giới tư bản, trở thành cường quốc với tham vọng làm bá chủ thế giới.

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế Mỹ chiếm địa vị áp đảo trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa nhờ làm giàu qua 2 cuộc chiến tranh thế giới. Nền kinh tế Mỹ cũng gặp nhiều vấn đề nan giải nên phải chuyển hướng phát triển kinh tế.

Những năm sau chiến tranh, tình hình kinh tế – xã hội trong các nước phát triển rất khác nhau. Những nước thắng trận như Mỹ càng giầu mạnh hơn nhờ chiến tranh. Những nước bại trận như Đức, Ý, Nhật thì kiệt quệ. Song dù thắng hay bại, sự kết thúc chiến tranh đặt cho mỗi nước những yêu cầu cấp bách cần giải quyết, tạo nên những đặc trưng kinh tế – xã hội ở nhóm nước này.

Sau chiến tranh thế giới, những nước công nghiệp chủ nghĩa châu Âu và Nhật Bản đều bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Nhiệm vụ quan trọng của họ là hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, ổn định đời sống xã hội. Đối với Mỹ, nhiệm vụ chủ yếu là phải chuyển hướng vận hành kinh tế từ một nền kinh tế phục vụ quân sự thời chiến sang nền kinh tế thời bình.

Những nét cơ bản của tình hình thế giới nêu trên đã tác động đến hầu hết các khu vực trên thế giới, đặc biệt là khu vực Châu Á và Đông Nam Á, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc Đông Dương. Từ đầu những năm 1950, tình hình cách mạng ba nước Đông Dương chuyển biến nhanh chóng.

Với cuộc đi thăm Trung Quốc, Liên Xô của Chủ tịch Hồ Chí Minh đầu năm 1950 và việc các nước xã hội chủ nghĩa công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một thắng lợi ngoại giao vô cùng quan trọng. Thắng lợi về ngoại giao này đã chấm dứt thời kỳ chiến đấu đơn độc, hầu như bị cách ly với bên ngoài và từ đó tiếp nhận được sự đồng tình về chính trị và sự viện trợ về vật chất.

Với sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa, các lực lượng cách mạng trên bán đảo Đông Dương không ngừng lớn mạnh. Từ sau thắng lợi của chiến dịch Biên giới Thu Đông 1950, Quân đội Nhân dân Việt Nam luôn giữ vai trò và phát huy thế chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ. Cùng với việc phát triển chiến tranh du kích, các lực lượng vũ trang cách mạng liên tiếp mở các chiến dịch lớn, nhỏ, gây cho quân Pháp những tổn thất lớn, những thắng lợi của cách mạng Việt Nam từ sau năm 1950 đã đẩy thực dân Pháp lâm vào tình trạng sa lầy trong chiến tranh Đông Dương.

Đến những năm đầu của thập kỷ 50, bối cảnh và tình hình thế giới đã có nhiều biến chuyển lớn, khi đó hình thái hai phe của cuộc chiến tranh lạnh đã hình thành rõ nét. Ở châu Âu có sự xuất hiện hai nhà nước Đức (Cộng hòa Dân chủ Đức và Cộng hòa Liên bang Đức) vào năm 1949 và sự phân chia Đông Âu xã hội chủ nghĩa và Tây Âu tư bản chủ nghĩa. Ở châu Á cũng xuất hiện hai nhà nước trên bán đảo Triều Tiên (Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên và Đại Hàn Dân quốc) cùng khơi sâu vết hằn của một thế giới đối đầu.

Đặc biệt, Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập ngày 1-10-1949 do Đảng Cộng sản lãnh đạo đã xoay chuyển tình hình thế giới, tạo ra bước ngoặt trong tình hình châu Á và thế giới, làm cho ưu thế của chủ nghĩa xã hội trở nên nổi trội, một cục diện mới xuất hiện ở miền Đông Á.

Với diện tích 1/4 châu Á và dân số 1/4 thế giới, đất nước Trung Hoa đã “ném một quả tạ vào đĩa cân dân chủ, tạo ra thế quân bình giữa dân chủ và đế quốc trên thế giới”. Trật tự hai cực Xô – Mỹ – Hai hệ thống đối lập hình thành rõ rệt, đấu tranh quyết liệt với nhau. Quan hệ quốc tế bước vào thời kỳ chiến tranh lạnh. Và toàn bộ những sự kiện này đã có ảnh hưởng tích cực đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Dương.

Từ khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập, nước ta không bị bao vây nữa, cửa ngõ của Việt Nam đã mở thông ra thế giới. Cách mạng Việt Nam có điều kiện mở rộng quan hệ với các Đảng Cộng sản, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc và các lực lượng hòa bình, dân chủ trên thế giới; tranh thủ được sự ủng hộ về vật chất và tinh thần cho cuộc kháng chiến và kiến quốc ngày càng thêm sức mạnh.

– Hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa được mở rộng và không ngừng phát triển
Đến đầu thập niên 50 của thế kỷ XX, hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa được hình thành từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã được mở rộng và phát triển không ngừng, nối liền từ Âu sang Á.

Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe

Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.

Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?

  • Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
  • Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x