
Liệu It Đã Hết Thời? – Đọc sách online ebook pdf
Giới thiệu & trích đoạn ebook
Năm 1969, kĩ sư điện trẻ tuổi Ted Hoff đã có một ý tưởng cực kỳ thông minh. Hoff vừa gia nhập Intel, một công ty bán dẫn còn non trẻ ở Santa Clara, California, và được giao tham gia dự án sản xuất bộ 12 vi mạch (chip) cho một máy tính mới được phát triển bởi công ty điện tử Busicom của Nhật. Mỗi chip sẽ được dùng cho một chức năng khác biệt: một để thực hiện các phép tính, một để điều khiển bàn phím, một để hiển thị trên màn hình, một để xử lí in,…
Đó là một dự án khó khăn – một số con chip phải chứa tới năm ngàn bán dẫn và tất cả các con chip phải được xếp gọn bên trong thiết bị – và Hoff đã e sợ tổng chi phí của bộ chip sẽ vượt quá ngân sách của Busicom. Vì vậy anh bỏ kế hoạch ban đầu của khách hàng và chọn một cách tiếp cận hoàn toàn khác.
Thay vì cố xếp vào chiếc máy tính một tá các chip chuyên dụng, anh quyết định chế tạo một con chip phổ dụng đơn nhất – một bộ xử lí trung tâm – có thể thực hiện nhiều chức năng khác nhau. Hai năm sau, ý tưởng của Hoff trở thành hiện thực khi Intel công bố mạch bán dẫn 4004, bộ vi xử lí đầu tiên của thế giới.1 Bằng cách cung cấp bộ não cho một thế hệ máy tính mới, nhỏ và dễ lập trình, bộ vi xử lý đã thay đổi hướng phát triển không chỉ của tin học mà còn của thương mại.
Mặc dù máy tính đã được sử dụng trong kinh doanh từ năm 1951 – khi J. Lyons & Company, một công ty thực phẩm của Anh vận hành một dây chuyền các tiệm trà nổi tiếng, xây dựng và lắp đặt một máy tính lớn (mainframe) trong trụ sở của mình – kích thước, độ phức tạp và sự thiếu linh hoạt của máy tính có xu hướng hạn chế việc sử dụng chúng cho những việc thường nhật, những nhiệm vụ cứng nhắc như trả lương, theo dõi hàng tồn kho, và thực hiện những tính toán kỹ thuật.
Bộ vi xử lý được lập trình đã giải phóng toàn bộ sức mạnh của máy tính, cho phép nó được sử dụng bởi mọi người cho mọi công việc trong mọi công ty. Phát minh của Hoff đã đem đến một làn sóng đổi mới về điện toán trong kinh doanh. Năm 1973, Bob Metcalfe tạo ra Ethernet, thứ keo dán kỹ thuật cho các mạng cục bộ. Năm 1975, chiếc máy tính cá nhân đầu tiên xuất hiện. Năm 1976, phòng thí nghiệm Wang giới thiệu hệ thống xử lý văn bản, đem máy tính tới bàn làm việc của nhân viên văn phòng.
Năm 1978, chương trình bảng tính đầu tiên VisiCalc được rao bán, rồi kế tiếp là bộ soạn thảo văn bản cho máy tính cá nhân đầu tiên WordStar, và hệ thống cơ sở dữ liệu quan hệ đầu tiên của Oracle. Năm 1982, sự xuất hiện của TCP/IP, một tập hợp các giao thức mạng, đã mở đường cho Internet ngày nay. Năm 1984 xuất hiện Macintosh với giao diện đồ họa dễ sử dụng, cùng lúc với máy in laser để bàn đầu tiên.
Năm 1989, thư điện tử bắt đầu được chuyển qua Internet, và năm 1990, World Wide Web được phát minh bởi Tim Berners-Lee. Và khi thập niên 1990 bắt đầu, các trang web và mạng nội bộ của công ty đã nở rộ, ngày càng nhiều giao dịch thương mại được thực hiện trên mạng, và các nhà sản xuất phần mềm đã tạo ra những chương trình mới tinh vi để quản lý mọi thứ, từ mua sắm vật tư đến phân phối hàng hóa, tiếp thị và bán hàng.
Cùng với việc giảm bớt các hạn chế của chính phủ về thương mại, sự nở rộ của phần cứng và phần mềm máy tính đã là nguồn lực chính định hình các hoạt động kinh doanh suốt 40 năm qua. Ngày nay, rất ít người còn phải tranh luận về việc công nghệ thông tin đã trở thành trụ cột của thương mại trong thế giới phát triển. Nó là nền tảng cho mọi hoạt động của các công ty riêng lẻ, kết nối các dây chuyền cung ứng xa cách, và ngày càng liên kết các doanh nghiệp với khách hàng mà họ phục vụ.
IT lan tỏa trong sản xuất, bán buôn, bán lẻ và dịch vụ kinh doanh; nó hiện diện trong các văn phòng điều hành và trên các sàn nhà máy, trong các phòng nghiên cứu, phát triển, và trong các ngôi nhà của khách hàng. Hầu như không một đồng đôla hay euro nào được giao dịch mà không có sự trợ giúp của các hệ thống máy tính.
SỰ THay ĐổI TƯ DUy Lớn Khi sức mạnh và sự hiện diện của công nghệ thông tin mở rộng, các doanh nghiệp đã coi nó như một tài nguyên vô cùng quan trọng cho sự thành công của họ. Tầm quan trọng gia tăng của IT có thể thấy được một cách sống động nhất trong thói quen chi tiêu của các công ty.
Năm 1965, theo dữ liệu từ Cục Phân tích Kinh tế của Bộ Thương mại Mỹ, dưới 5% chi phí vốn của các doanh nghiệp Mỹ được dùng cho IT. Sau khi máy tính cá nhân được phổ biến rộng rãi trong đầu những năm 1980, tỉ lệ đó tăng lên tới 15%.
Đến đầu những năm 1990, nó đạt tới hơn 30%, và vào thời điểm chuyển giao thế kỷ thì đã vượt mức 50%.2 Kể cả sau sự suy giảm gần đây về mua sắm công nghệ, các doanh nghiệp trung bình của Mỹ vẫn đầu tư vào IT ngang bằng với tổng tất cả các chi phí vốn khác hợp lại. Trên toàn thế giới, các doanh nghiệp chi tiêu gần 1 nghìn tỷ đôla mỗi năm cho các thiết bị, phần mềm và dịch vụ IT – hơn 2 nghìn tỷ đôla nếu tính cả dịch vụ viễn thông.
Nhưng sự tôn kính IT còn đi sâu hơn nhiều so với những đồng đôla. Nó cũng rất rõ ràng trong sự thay đổi về thói quen và thái độ của các nhà quản lý cấp cao cũng như các cố vấn của họ. Hai mươi năm trước, hầu hết các giám đốc điều hành đều coi thường, xem máy tính như những công cụ của tầng lớp lao động, tốt nhất là đem giao cho những nhân viên cấp thấp như thư ký, phân tích viên và kỹ thuật viên.
Năm 1981, khi một quảng cáo cho chiếc máy tính văn phòng Xerox Star thể hiện một nhà quản lý làm việc trực tiếp với máy tính, thì hình ảnh đó đã bị xem là rất kỳ cục. Hiếm khi một giám đốc điều hành để ngón tay chạm lên một bàn phím, và càng hiếm hơn khi ông ta đưa IT vào tư duy chiến lược của mình.
Sách liên quan
Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe
Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.
Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?
- Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
- Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.