Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân chưa có điều kiện mua sách giấy, hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau mọi bản quyền thuộc về Tác Giả & Nhà Xuất Bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

Sách Lòng Tốt Của Bạn Cần Thêm Đôi Phần Sắc Sảo Tập 2 của tác giả Mộ Nhan Ca mời bạn thưởng thức.

2. Bạn vốn không biết mình cơ thể phản kháng

Đại não của con người có một cơ chế phản ứng theo khuôn mẫu, khả năng nhận biết của đại não cực kỳ hạn chế, sau khi lặp đi lặp lại một việc vô ích đến số lần nhất định, bạn sẽ không bao giờ muốn thử lại nữa, cũng chính là khái niệm “bất lực tập nhiễm” mà người ta thường nói. Thực ra đây chính là “tuyệt vọng”.

“Bất lực tập nhiễm” là khái niệm do nhà tâm lý học người Mỹ Seligman đưa ra khi nghiên cứu động vật vào năm 1967, ông đã làm một thí nghiệm kinh điển với chó. Seligman tìm ba con chó, con chó thứ nhất không hề được huấn luyện, chỉ bị trói một thời gian, rồi cởi trói; con chó thứ hai sau khi bị trói còn phải chịu giật điện ở mức đau đớn nhất định, nhưng đồng thời được Seligman huấn luyện đẩy cầu dao để chấm dứt giật điện; còn con chó thứ ba sau khi bị trói cũng chịu giật điện và được huấn luyện đẩy cầu dao, song khác với con chó thứ hai ở điểm cầu dao bên cạnh nó chỉ là vật trang trí, không thể chấm dứt giật điện. Thí nghiệm kết thúc, hai con chó đầu tiên đều nhanh chóng trở lại trạng thái bình thường, trong khi con chó thứ ba lại mắc chứng trầm cảm nghiêm trọng.

Khi phát hiện bất kể mình cố gắng ra sao cũng không thể thay đổi cảnh ngộ trước mắt, nó vô cùng tuyệt vọng, rồi chán nản, trầm cảm, gục ngã hẳn.

Để xác định chắc chắn hơn kết luận của mình, Seligman lại cải tiến thí nghiệm này. Ông bỏ hai nhóm chó vào cũi treo, tiến hành giật điện làm chúng đau đớn trong thời gian ngắn, nhóm chó thứ nhất có thể chấm dứt giật điện bằng cách chạm vào nút bấm; còn nhóm chó thứ hai có bấm nút thế nào cũng chẳng tác dụng. Xong xuôi, Seligman bỏ hai nhóm chó này vào một căn phòng nhỏ, dựng rào chắn. Sau khi đấu điện sàn nhà, nhóm chó thứ nhất mau mắn vượt qua hàng rào thoát khỏi phạm vi giật điện, mặc dù nhóm chó thứ hai rõ ràng tận mắt nhìn thấy nhóm chó thứ nhất trốn thoát thành công nhưng vẫn nằm ì tại chỗ, cam chịu bị giật điện.

Động vật là thế, con người cũng thế. Khi cố gắng mà không nhìn thấy hy vọng trong khoảng thời gian nhất định, con người cũng sẽ quyết định bỏ cuộc, cam chịu những khổ nạn trông có vẻ dễ thoát khỏi.

Người đó chỉ biết những cố gắng lúc trước đều uổng công vô ích, cho dù mình làm thế nào cũng không thay đổi được hoàn cảnh hiện tại, mà nào hay, bản thân vẫn có thể thử thêm một lần hoặc nhiều lần nữa.

Tôi nghĩ, nếu thí nghiệm này tăng thêm một khâu nữa thì sẽ tốt hơn.

Tăng thêm vài nhóm chó, một nhóm bấm hai lần mới dừng giật điện, một nhóm bấm ba lần… cứ thế thí nghiệm đến khi bọn chó không chịu bấm nữa, để trắc nghiệm điểm giới hạn của việc tạo khuôn mẫu cho đại não, thế thì sẽ có ý nghĩa hơn.

Vậy thì, vì sao đại não của chúng ta phải tự đặt ra giới hạn?

Chúng ta thường có câu thử qua rồi thôi. Vì sao lại thử qua rồi thôi? Vì sao những tư tưởng thành công như kiên trì, quyết không từ bỏ không phải là thói quen chủ yếu của đại não mà là thói quen bất thường? Vì sao chúng ta càng muốn thay đổi bản thân lại càng dễ bỏ cuộc? Vì sao chúng ta có ngần ấy thói quen “xấu” dù muốn mà lại không thể hạ quyết tâm sửa đổi? Bởi chúng ta thật sự thiếu khả năng tự kiểm soát, hay bỏi trong lòng chúng ta vốn không tin làm vậy thì có thể sửa đổi?

Câu trả lời đương nhiên là về sau, bạn từng thửnhưng vô ích, trong lòng sớm đã cho rằng không hề có khả năng thay đổi – nỗi tuyệt vọng sâu sắc khiến bạn không muốn lặp lại những cố gắng vô ích đã được nghiệm chứng nhiều lần ấy nữa.

3. Nhưng vĩ sao chúng ta để tuyệt vọng hạn chế bản thân?

Vì sao chúng ta để cảm giác tuyệt vọng hạn chế khả năng hành động của bản thân? Đây mới là mấu chốt của vấn đề.

Thật ra, “sau khi tuyệt vọng thì không cố thửnữa”, chấp nhận số phận an bài là cách phản ứng rất bình thường hay gặp. Vì cuộc đời ngắn ngủi nên con người đã trở thành loài động vật coi tốc độ là trên hết, đại não bị thiết lập một số khuôn mẫu phản ứng cố định, giải quyết những vấn đề tương tự theo kiểu làm một mẻ khỏe suốt đời, ví như dễ ghi nhớ hình ảnh hơn, ví như mọi thứ đều được quy luật hóa, khớp mẫu hóa. Muốn tiến hành khớp mẫu, lại phải suy xét vấn đề thời gian – không muốn lãng phí quá nhiều thời gian cho cùng một việc vô ích chán phèo, thì sẽ hạn chế số lần thử.

Trong tình huống thông thường, cố gắng thử vài lần mà vẫn không hề có tiến triển hoặc phát hiện mới, đại não sẽ nhận thông báo đã đến điểm giới hạn chấm dứt tổn thất, nếu tiến hành tiếp sẽ có 50% khả năng vẫn thất bại, tiếp tục cố gắng cũng sẽ mất đi phần lớn ý nghĩa. Thế nên đa số trường hợp, con người sẽ phản ứng: chúng tôi thử cả rồi, cũng đâu phải chỉ thử có một lần, mà đã thử đi thử lại rất nhiều lần, mới không cam lòng và do dự bỏ cuộc.

Trong đa số trường hợp, thử qua rồi thôi đều là sách lược tối ưu của chúng ta, do đó một khi đã bắt đầu tự đặt ra vài giới hạn nào đó, thì những giới hạn ấy chính là đặc điểm trọn đời, như hình với bóng. Bởi vậy, bạn buộc phải thừa nhận hiện thực đau buồn rằng:

Nhiều nỗi đau, nhất là nỗi đau dài hạn không thể chữa lành. Sự giày vò trong thời gian dài sẽ khiến tế bào thần kinh đại não thay đổi, quan hệ xã hội lâu dài quyết định giới hạn hành vi của chúng ta, cho nên Freud mới nhiều lần nhấn mạnh về vết thương thời thơ ấu. Nguyên nhân rất đơn giản, nếu hồi bé bạn bị cụt mất một chân, thì cả đời đành làm người tàn tật.

Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe

Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.

Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?

  • Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
  • Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x