
Luận Văn Thạc Sỹ Khoa Học Lịch Sử – Sự Phát Triển Công Nghiệp Tỉnh Bình Dương Trong Thời Kỳ Đổi Mới Từ 1986 Đến 2003
Giới thiệu & trích đoạn ebook
Luận Văn Thạc Sỹ Khoa Học Lịch Sử – Sự Phát Triển Công Nghiệp Tỉnh Bình Dương Trong Thời Kỳ Đổi Mới Từ 1986 Đến 2003
Đề tài: SỰ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH BÌNH DƯƠNG TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI TỪ 1986 ĐẾN 2003
Chuyên ngành: LỊCH SỬ VIỆT NAM
Lý do chọn đề tài:
BÌNH DƯƠNG. Cái tên gợi lên âm hưởng vừa yên lành, vừa sinh động, một lần nữa được chọn để gọi tên cho một vùng đất vốn hiền hòa nhưng đầy năng động. Có thể hiểu từ “Bình” là bằng phẳng, yên ổn; cũng có nghĩa bình thường, giản dị. “Dương” là trái với âm; chỉ mặt trời, chỉ sự mạnh mẽ, sinh động, vươn lên. Bình Dương – thanh bình như mặt trời ban mai – là tên rất đẹp đẽ và có y nghĩa lịch sử. Bình Dương là tên mới của tỉnh Thủ Dầu Một xưa, nơi có tiếng là một “tỉnh miệt vườn” nhất Nam Kỳ .
Người dân thành phố Sài Gòn và phần đông người Âu rất thích đến đây nghỉ ngơi, thăm viếng, mua những đặc sản, cây trái Tỉnh Bình Dương mới được tái lập từ năm 1997, trên cơ sở tách ra từ tỉnh Sông Be (thành hai tỉnh Bình Dương và Bình Phước).
Song thực ra vùng đất Bình Dương đã trải qua quá trình phát triển lâu đời, đầy sóng gió và biến động nhưng cũng rất đỗi hào hùng với truy ền thống lao động cần cù, giàu y chí chống giặc ngoại xâm. Nếu tính từ sự kiện Thống suất Chưởng cơ Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh đặt phủ Gia Định năm 1698 đến nay , Bình Dương cùng với các địa phương khác của Nam Bộ đã trải qua một chặng đường lịch sử hơn 300 năm.
Bình Dương ngày nay là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, là một cực quan trọng của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Với vị trí địa lý thuận lợi, nằm trên các trục giao thông quan trọng của quốc gia, tỉnh lỵ chỉ cách thành phố Hồ Chí Minh 30 km. Do đó, Bình Dương có rất nhiều thuận lợi cho phát triển giao thông đường bộ và phát triển sản xuất công nghiệp..
Hơn nữa, hầu hết đất đai của tỉnh đều nằm trên địa hình cao, vùng đồi trung du nên ngành sản xuất vật liệu xây dựng, đặc biệt ngành gốm sứ, sơn mài, điêu khắc truyền thống càng có điều kiện phát triển Theo ông Hồ Minh Phương, nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương “Khai thác triệt để những lợi thế về vị trí địa lý, thời cơ, đồng thời vận dụng sáng tạo chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đã giúp Bình Dương thực hiện thắng lợi nhiều mục tiêu và nhiệm vụ quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội suốt sáu năm qua. Chẳng thế mà từ một địa phương phải dựa vào trợ cấp của ngân sách trung ương, giờ đây , Bình Dương tự hào là một trong 5 địa phương có nguồn thu khá, đóng góp không nhỏ cho ngân sách trung ương”
Thật vậy , chính nhờ phát huy lợi thế của mình và xác định đúng đắn chiến lược phát triển đổi mới kinh tế, nên chỉ sau một thời gian ngắn, kinh tế Bình Dương đã chuyển từ một tỉnh thuần nông sang một tỉnh có nền công nghiệp phát triển với nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất và cụm công nghiệp Sự gia tăng nhanh chóng về ty trọng của ngành công nghiệp trong GDP đã đưa Bình Dương trở thành tỉnh đầu tiên của Việt Nam (không kể các thành phố trực thuộc trung ương) có ty trọng công nghiệp lớn hơn nông nghiệp và dịch vụ cộng lại (chiếm 62% GDP /2003), trong đó khu vực kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển rất mạnh.
Sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp cũng thúc đẩy nông nghiệp tăng trưởng nhanh và ổn định, gắn sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến, cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển mạnh theo hướng sản xuất hàng hóa, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh quy mô lớn. Theo quy hoạch của Sở Công nghiệp nói riêng và của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương nói chung, trong những năm tới, để tiếp tục phát huy tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, thực hiện phương hướng, mục tiêu mà Đại hội lần thứ VII của Đảng bộ tỉnh đề ra.
Bình Dương cần có những giải pháp gì, bước đi ra sao, hướng khắc phục những tồn tại do phát triển công nghiệp với tốc độ quá nhanh đem lại? Làm the nào để Bình Dương thật sự xứng đáng khi trở thành thành viên của “tứ giác phát triển” Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, mang lại những đóng góp to lớn cho đất nước và cho tỉnh nhà Bình Dương? Đó là tất cả những gì mà tác giả luận văn muốn thể hiện qua: “Sự phát triển công nghiệp tỉnh Bình Dương trong thời kỳ đổi mới từ 1986 đến 2003”. 2) Mục đích nghiên cứu: Qua nghiên cứu luận văn, tác giả mong muốn góp phần khai thác tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, phát huy hơn nữa những mặt tích cực, điều chỉnh những gì còn hạn chế nhằm đưa công nghiệp tỉnh nhà phát triển như sự định hướng và kỳ vọng mà Đại hội lần thứ VII của Đảng bộ Tỉnh đề ra.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là sự phát triển công nghiệp tỉnh Bình Dương. Nhưng với dung lượng vừa phải của một luận văn, tác giả chỉ đề cập vài nét về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Bình Dương, trong đó chú trọng đến các giai đoạn phát triển công nghiệp cùng những thuận lợi, khó khăn của tỉnh Bình Dương.
Chủ yếu hơn cả là đi vào sự phát triển công nghiệp tỉnh Bình Dương trong thời ky đổi mới 1986 – 2003, đặc biệt là từ 1997 – tức là lúc tái lập tỉnh Bình Dương đến nay và vì đây còn là mốc phát triển có tính đột phá, khởi sắc, để rồi từ đó vươn lên cùng tam giác phát triển Thành phố Hồ Chí Minh – Đồng Nai – Bà Rịa Vũng Tàu thành “tứ giác phát triển”, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đầy hứa hẹn. Giới hạn về không gian nghiên cứu đề tài là vùng đất hành chính thuộc hai tỉnh Bình Dương và Bình Phước, gọi chung là Sông Bé trong thời gian từ 1976 đến 1996. Còn từ 1997 trở về sau, nội dung nghiên cứu chỉ thuộc phạm vi tỉnh Bình Dương.
Lịch sử nghiên cứu đề tài: Bình Dương – cái tên nghe rất đỗi thân thương, đầm ấm, vừa bình dị nhưng cũng vừa thoáng nét kiêu sa bởi lịch sử phát triển của nó đầy biến động, thăng trầm, nhưng cũng rất đỗi hào hùng với bao truyền thống tốt đẹp trong lao động và trong kháng chiến chống ngoại xâm. Cùng với sự biến đổi, thăng trầm của lịch sử, Bình Dương chịu rất nhiều đổi thay về địa ly hành chính ở đất nước ta. Thuở đầu của thời mở đất phương Nam, Bình Dương là tên một tổng thuộc huyện Tân Bình, phủ Gia Định. Đến năm 1808, khi huyện Tân Bình được đổi thành phủ thì Bình Dương được nâng lên là một trong 4 huyện của phủ này .
Sách liên quan
Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe
Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.
Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?
- Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
- Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.