
Lục Tiểu Linh Đồng Bình Tây Du Tập 1 – Đọc sách online ebook pdf
Giới thiệu & trích đoạn ebook
Giai đoạn thứ hai trong cuộc đời Tôn Ngộ Không có thể tính từ khi Ngộ Không học đạo trở về Hoa Quả Sơn đến khi bị đè bẹp dưới Ngũ Hành Sơn. Lúc này, Ngộ Không chỉ có sức mạnh phi thường của loài người, nhưng vẫn còn giữ bản tính của loài Khỉ, chưa hẳn là người. Đại náo Long Cung và Đại náo Địa Phủ, là bước khởi đầu để hòa nhập vào thế giới loài người. Cho nên, tuy đã có mối liên hệ nhất định với xã hội loài người và mong muốn được xã hội thừa nhận, nhưng Ngộ Không lại không biết hành xử như thế nào cho phải phép. Tính tự do của Ngộ Không ắt sẽ mâu thuẫn với trật tự quy củ của xã hội loài người. Mâu thuẫn giữa Thần Phật và Tôn Ngộ Không, trên thực tế chính là mâu thuẫn giữa tự do và trật tự xã hội. Thời kỳ quá độ từ lúc Tôn Ngộ Không đại náo Thiên Cung đến khi lên đường sang Tây Thiên thỉnh kinh chính là quá trình chuyển biến từ tự do đến tuân thủ trật tự xã hội, đồng thời cũng là sự lột xác để hòa nhập vào xã hội loài người.
1. Tạc nên truyền kỳ anh hùng Tôn Ngộ Không
Trong bốn tác phẩm lớn của văn học Trung Quốc, hình tượng nhân vật trong “Tây Du Ký” hoàn toàn khác với hình tượng nhân vật trong “Tam Quốc diễn nghĩa” và “Thủy Hử”. “Tam Quốc diễn nghĩa” và “Thủy Hử” tập trung miêu tả tập thể anh hùng, còn “Tây Du Ký” tập trung miêu tả bốn thầy trò đi Tây Thiên thỉnh kinh. Mặc dù truyện có đề cập đến các nhân vật như Thần tiên, Đạo sĩ, Phật v.v… trên đường thỉnh kinh còn có rất nhiều yêu ma quỷ quái, nhưng những nhân vật này chỉ làm nền cho bốn thầy trò, không đi sâu đặc tả. Bốn người trong đoàn thỉnh kinh, ai có việc nấy, vai trò và bổn phận khác nhau. Đường Tăng là lãnh tụ tinh thần, nhưng trên thực tế nhân vật chính lại là Tôn Ngộ Không. Trong bốn người chỉ có Tôn Ngộ Không là hình tượng anh hùng chân chính.
Ba người còn lại cũng có điểm đáng ca ngợi, nhưng đều tồn tại không ít khuyết điểm, không thể xem họ là anh hùng. Sa Tăng lặng lẽ ít nói, hình tượng mờ nhạt, không có tính cách nổi trội. Đường Tăng được khắc họa rõ nét hơn với những đặc trưng rất riêng. Để lại ấn tượng sâu sắc nhất cho độc giả chính là Tôn Ngộ Không và Trư Bát Giới, nhưng chỉ có Tôn ngộ Không đáng mặt anh hùng. Cho nên, từ góc độ hay ý nghĩa nào đó có thể nói “Tây Du Ký” là một bộ truyền kỳ anh hùng miêu tả Tôn Ngộ Không.
Vì sao Tôn Ngộ Không trở thành nhân vật chính của câu chuyện thỉnh kinh? Chúng ta đều biết câu chuyện thỉnh kinh trong “Tây Du Ký” lấy chất liệu từ câu chuyện có thật của Pháp sư Huyền Trang trong lịch sử. Vào triều đại Đường Thái Tông, hòa thượng Huyền Trang đã trải qua 17 năm gian khổ để thỉnh kinh. Sau khi về nước, đích thân ông trông coi việc dịch kinh Phật, đồng thời kể lại những câu chuyện kỳ lạ trong quá trình thỉnh kinh. Đệ tử của ông căn cứ vào những câu chuyện đó viết quyển “Đại Đường Tây vực ký”. Cứ như vậy câu chuyện của Huyền Trang nhanh chóng lưu truyền trong dân gian. Rất nhiều vở kịch dàn dựng lại những đoạn tinh túy này. Câu chuyện càng lưu truyền càng được thêu dệt thêm những tình tiết phong phú ly kỳ, và mang sắc thái thần thoại. “Tây Du Ký” ra đời chịu sự ảnh hưởng của nhiều câu chuyện dân gian.
Sách liên quan
Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe
Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.
Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?
- Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
- Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.