
Luyện Tinh Thần – Web Tải Sách Miễn Phí Ebooks PDF
Giới thiệu & trích đoạn ebook
Sách Luyện Tinh Thần của tác giả Dorothy Carnegie mời bạn thưởng thức.
Chương II. Trở ngại ư? Mặc! Cứ xông tới
Edward Touhey là một trong những người mà tôi mến. Ông ta ở gần nhà tôi và lái một chiếc xe hơi nhỏ, chở thuê cho mọi người. Ông có một tinh thần hiểu biết và hăng hái, biết nghe chuyện và khéo nói chuyện. Một hôm ông ta và tôi bàn chuyện với nhau về những nhân vật đã giúp cho nhân loại được nhiều, mặc dầu gặp những hoàn cảnh khó khăn. Ông ta hỏi tôi: -Có bao giờ bà nghe Nathaniel Bowditch chưa?
Tôi đáp là có được nghe một tên là Bowditch trong thuật hàng hải.
Ông Edward nói: -Chính ông ta! Nathaniel Bowditch. Sanh năm 1773 và thọ 65 tuổi. Được đi học ở trường tới mười tuổi, rồi phải tự học, tự học tiếng La Tinh mà đọc được cuốn Principia của Newton. Hồi hai mươi mốt tuổi Boeditch đã là một nhà toán học có tài. Ông ấy ra biển, nghiên cứu về hàng hải; trong một chuyến đi, ông dạy cách tính trăng, và cách định vị của tàu trên biển, cho hết thảy mọi người dưới tàu, cả cho người làm bếp. Sau ông viết một cuốn về thuật hàng hải, một cuốn vào hàng cổ điển. Một anh chàng được đi học có ít năm, mà như vậy, cừ thật chứ?
Tôi đồng ý với Edward rằng Bowditch là một người bất chấp trở ngại. Có lẽ không ai bảo cho Bowditch rằng muốn trở thành một nhà khoa học thì điều kiện thứ nhất là phải có một bằng cấp đại học, cho nên ông mới nhắm mắt tự học lấy những điều cần biết. Đối với Nathaniel Bowditch, người đã phiêu lưu trên bãi biển, cũng như đối với Edward Touhey, người đương lái xe trong châu thành Nữu Ước, trở ngại là một tiếng vô nghĩa.
Nhưng tiếng đó còn được một hạng người dùng, hạng người tránh trách nhiệm khi thất bại. Hàng chục người bảo bạn rằng vì không được học trường đại học,n nên bị trở ngại trong đời; song tôi dám đánh cá với bạn rằng nếu họ có bằng cấp đại học thì họ cũng kiếm được một lý lẽ khác để tự bào chữa khi họ thất bại. Người tinh thần già giặn quyết chí vượt mọi trở ngại, thành thử không bao giờ nghĩ cách dùng nó để tự bào chữa cho mình.
Alexander Graham Bell có lần phàn nàn với bạn thân là Joseph Henry, giám đốc trường Smithsonian Institution ở Hoa Thịnh Đốn, rằng do thiếu sự hiểu biết về điện mà bị trở ngại trong công việc, Henry nghe vậy không hề an ủi Bell, hoặc nói: -Buồn thật. Buồn thật. Anh chưa được cái may mắn học nhiều về điện.
Mà cũng không bảo rằng nếu Bell được cha mẹ cho ăn học lâu hơn thì công việc có phần dễ dàng hơn. Chỉ bảo: -Thì học nó đi.
Và Alexander Graham Bell học về điện, sau thành nhà khoa học có công nhất trong lịch sử về môn truyền tin[8].
Nghèo nàn không phải là một trở ngại, một lý do đích đáng để tránh trách nhiệm và bỏ cuộc không? Cựu Tổng thống Herbert Hoover hồi nhỏ côi cút, cha làm thợ rèn ở Lowa. Thomas J. Watson, Giám đốc uỷ ban “Máy kế toán vạn quốc” [9] có hồi làm kế toán viên trong một hảng nhỏ không dùng máy kế toán, lương hai Mỹ kim một tuần.
Những người thành công rực rỡ đó không hề cho rằng mình bị trở ngại vì cảnh nghèo. Họ bận công việc quá, có thì giờ đâu mà để phí vào sự than thân trách phận.
Robert Louis Stevenson, thể chất bạc nhược tới nỗi gần thành phế nhân suốt đời, mà không chịu để cho bệnh tật làm hại cuộc đời hoặc công việc của ông. Mỗi hàng ông viết đều rực rỡ ánh sáng, đều chứa chan tinh lực tinh khiết, mạnh mẽ của ông. Và nhờ ông thắng nổi cái trở ngại là bệnh tật, mà nền văn học được phong phú lên vô cùng.
Biết bao vĩ nhân trên thế giới đã nổi danh mặc dầu gặp trở ngại, đôi khi nhờ trở ngại. Byon[10] có tật trẹo chân. Jules César bị chứng phong thấp. Beethoven hoá điếc. Nã Phá Luân lùn tịt. Mozart bị bệnh lao, Franklin D. Roosevelt bị tê liệt. Helen Keller[11] mù và điếc từ hồi nhỏ.
Danh ca Jane Froman bị một tai nạn máy bay ghê gớm, mà cô chiến đấu với bệnh tật để lấy lại sức khỏe và danh tiếng. Đào hát bòng Suzan Ball bị cưa một chân mà vẫn tìm được hạnh phúc trong hôn nhân và thành công trên màn bạc cho tới khi chết.
Nhân nói về đào hát, tôi nhớ đến Sarah Bernahardt, đến “tiên nữ Sarah.” Hồi nhỏ cô xấu xí lại là một đứa con hoang, ai cũng ghét bỏ, có cách nào mà ngóc đầu khỏi cảnh hạ tiện, nhớp nhúa ở chung quanh được. Vậy mà cô đã thành một đào hát tuyệt đẹp và bất thủ trên sân khấu.
Một bà bạn thân của tôi có một người con trai cao lớn đẹp trai, nhưng phải cái tật cà lăm từ hồi nhỏ. Nhờ học rất giỏi, cậu được chúng bạn mến, và tấn tới rất mau ở ban tiểu học. Trong thời gian đó, song thân cậu nhờ các nhà chuyên mon chữa tật cà lăm cho cậu mà vô công hiệu.
Một buổi chiều, cậu ở trường về, báo tin rằng bạn bè giáo sư cho cậu việc đọc diễn văn từ biệt trường.
Bồi cậu leo cầu thanh lên phòng ngủ để soạn bài diễn văn. Song thân cậu giúp cậu tìm ý, nhưng khôn khéo không nhắc chút gì về những nỗi khó khăn khi nên diễn đàn.
Ðêm phải lên diễn đàn, cậu đứng thẳng người, uy nghi vì vóc lớn, vai vuông, và bắt đầu nói. Thính giả im phăng phắc vì nhiều người ngại cho lật cà lăm của cậu.
Cấu mới đầu nói chậm chạp, được thính giả tín nhiệm rồi nói hết mười lăm phút không hề lắp bắp hoặc ngập ngừng một lần nào, nhờ trong khi soạn bài diễn văn, cậu đã quyết thắng mọi trở ngại. Tiếng vỗ tay vang lên trong đám thính giả để thưởng công lao của cậu.
Roy L. Smith đã viết một truyện hay, một tiểu sử nhan đề là: Một đời sống đầy đủ – ở ngưỡng cửa Âm Ti. Cuốn đó kể đời của Elmer Helms, một người mà hồi mới sanh ở Huntersville, xứa Ohia, bác sĩ đã phải chê: -Không có hy vọng gì em nhỏ nầy sống được.
Sách liên quan
Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe
Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.
Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?
- Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
- Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.