Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân chưa có điều kiện mua sách giấy, hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau mọi bản quyền thuộc về Tác Giả & Nhà Xuất Bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

Sách Lý Lịch Sự Vụ của tác giả Nguyễn Đức Xuyên, Trần Đại Vinh mời bạn thưởng thức.

2. Tập hồi ký biên niên Lý lịch sự vụ

Năm 1822, do chủ trương của vua Minh Mạng, cho các quan từng giữ trọng trách trong triều viết lý lịch sự vụ nạp tại Sử quán để làm tài liệu viết sử, Nguyễn Đức Xuyên đã viết bản hồi ký này, gọi tên là Lý lịch sự vụ, gồm 2 bản, mỗi bản khổ 34 x 28cm, có 148 tờ tức 296 trang. Mỗi trang 12 dòng, mỗi dòng đủ có từ 32 đến 39 chữ, phạm vi ghi chép từ năm 1780 đến năm 1822. Một bản đã nộp vào Sử quán ngày 22 tháng Sáu năm Nhâm Ngọ (năm 1822). Một bản lưu chiếu tại nhà riêng. Bản chúng tôi phiên dịch là bản lưu chiếu này. Do bảo quản chưa tốt, bản này bị nát trang đầu, trang cuối, và rách xơ xác góc trên của một phần sáu số trang sách, ảnh hưởng từ một phần ba đến một phần hai các dòng 1, 2, 3, 4, 5 của tờ b và các dòng 8, 9, 10, 11, 12 của tờ a trên tổng số một phần sáu số trang sách. Có chỗ tuy rách còn dính liền cho phép đọc được, có chỗ mất hẳn, trong trường hợp đó chúng tôi đã ghi chú rõ mất mấy chữ đặt trong ngoặc vuông. Tuy nhiên, khi bắt tay vào việc dịch, mới thấy mất mát là không đáng kể.

Cách viết của tài liệu này là lối viết biên niên theo trình tự năm tháng ngày. Nội dung bao gồm đủ mọi việc liên quan đến công vụ của Nguyễn Đức Xuyên trong suốt 43 năm.

Tính chất quan trọng của bản hồi ký này thể hiện trên nhiều mặt, trong đó nổi bật là việc bảo lưu những văn bản chính thức thời Nguyễn vương còn đóng ở Gia Định, và cả những văn bản triều Gia Long. Đó là những tờ truyền, tờ phó của bộ tham mưu Nguyễn Ánh, những chiếu, hịch, văn thệ sư, điều lệnh quân đội của Nguyễn Ánh, đều được viết hầu hết với lối văn Nôm có pha thành ngữ chữ Hán, vào cuối thế kỷ XVIII. Đối với các văn bản này, chúng tôi đa phần giữ nguyên văn Hán Nôm, chỉ với những chỗ khó hiểu sẽ được dịch cho rõ nghĩa hơn.

Trong đó còn có những mật tấu của các cận thần như Nguyễn Đức Xuyên, Lê Văn Duyệt, những mật chỉ, mật chiếu của Nguyễn Ánh. Điều đó có ích cho việc tiếp cận với sự thực lịch sử khi nghiên cứu về Gia Long và vương triều Nguyễn.

Mặt khác, tài liệu này cũng bảo lưu những văn thư trao đổi, giao thương giữa các Tổng trấn thành Lữ Tống (Luzon, Philippines), Ma Đa Đạt (Madras, Ấn Độ), Ma Cao, Tổng trấn phương Đông nước Anh, vua Louis nước Pháp với nhà chức trách Việt Nam cũng như văn bản trả lời của Việt Nam. Các văn bản này hầu hết do các viên quan người Pháp trong triều Gia Long dịch ra văn Nôm. Điều đó sẽ góp phần tìm hiểu về phương diện ngoại giao cũng như việc buôn bán với nước ngoài, trang bị quân sự và tình hình quan thuế buổi đầu triều Nguyễn.

Phần chiếm đa số trong tài liệu là mô tả quá trình chiến đấu của Nguyễn vương, từ năm 1780 cho đến khi chiếm Thăng Long, với những trận chiến cụ thể trên các vùng đất theo cách gọi dân dã ở các địa bàn Nam Bộ, Phú Yên, Diên Khánh, Quy Nhơn, Nam Ngãi…

Tài liệu này tự nó có giá trị về các phương diện văn học, địa lý, đặc biệt là lịch sử cận đại, về các lĩnh vực quân sự, nội trị, ngoại giao, ngoại thương của buổi đầu thời Nguyễn.

LỜI TÂU DÂNG LÝ LỊCH SỰ VỤ

Bề tôi là Nguyễn Đức Xuyên, Khâm sai Chưởng quân tượng² B lãnh Tượng chánh Quản lý Thương Bạc³ sự vụ, rập đầu, cúi đầu trăm lạy, kính cẩn khâm phụng thượng dụ: “Các quan từ tứ phẩm trở lên ở các xứ đều làm tờ trạng trình bày sự thật về việc quân, việc nước, liên quan đến lý lịch bản thân. Bản lý lịch sự vụ này đệ nạp tại Quốc SửQuán. Khâm thử”.

Vả chăng, thần từ xuất thân đến nay, việc nước, việc quân đều đội ơn (…) hiểm vì thần là người thất học, khó bề ghi chép hết. Duy chỉ có [văn thư trong quân) và lời nói là có thể kê cứu, xin ghi theo thứ tự các năm (…)

Kính run sợ khôn xiết.

Giờ Thìn, ngày 21 Quý Hợi tháng này (tháng Sáu năm Nhâm Ngọ (1822)], nhân ngày thường triều tâu dâng.

Tằng tổ [ông cố) của thần tên là Nguyễn Phúc Huân, người làng Dương Nỗ, tổng Dương Nỗ, huyện Phú Vang, phủ Triệu Phong.

Bà tằng tổ là người họ Trần. Ông tằng tổ vốn có tay nghề, vào làm tại Đồ gia [Nhà Đồ]. Sinh được 3 người con trai. Người thứ nhất là ông nội của thần, tên Nguyễn Phúc Mẫn, bà nội là người họ Võ. Ông vẫn noi theo nghiệp cũ, vào làm việc tại Đồ gia. Sau được chuyển làm Huấn đạo tại hai ty thợ: Ty Tài công và Ty Tố tượng’. Thần có nghe truyền lại là ông nội bị mắc lỗi phân suất thiếu tiền công. Việc bị phát giác, bèn dời gia quyến vào phủ Quy Nhơn sinh sống, sinh được 2 trai 7 gái. Thân phụ thần là Nguyễn Đức Khương, bà mẹ người họ Đỗ, mới sinh được 2 người con gái. Lúc này gia cảnh sa sút, lại phải di cư một lần nữa, vào ngụ tại thôn Tân Kiểng, huyện Tân Long, thành Gia Định.

Thần sinh vào ngày 15 tháng Sáu năm Kỷ Mão [9/7/1759]… Anh chị em gồm có 5 người, thần đứng vào hàng thứ hai, nhũ danh là Ất.

Thân phụ của thần là Nguyễn Phúc Đạt (húy Quảng) vào ngày mồng 2 tháng Hai niên hiệu Cảnh Hưng thứ 42 [1781], được Công đồng truyền thăng chức Tiện nghi Thủ hợp Ty Ngõa Hôi (Khôi) tượng (ty thợ vôi, ngói) tại trấn Phiên An, tước Khương Đức bá…

Thần ở với quan Khâm sai Chưởng cơ, Quản Trường đà là Lã Quận công.

Vì tội hát xướng, lệnh trên đổi thần (…). [Lúc đó) anh của thần làm việc tại Ty Ngõa tượng [ty thợ ngói]. [Gặp khi] Cai đội Hóa Thành hầu làm xướng bạn đầu mục, tìm bắt các xướng bạn cũ, bèn đưa thần đến trước Tham luận’ chi Hậu tập là Nghị Chính hầu dẫn đến bái mạng tại chùa Kim Chương (được cho làm đội viên đội Hầu điếu², vào năm Canh Tý (1780)].

Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe

Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.

Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?

  • Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
  • Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x