Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân chưa có điều kiện mua sách giấy, hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau mọi bản quyền thuộc về Tác Giả & Nhà Xuất Bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

Giới thiệu tới bạn đọc cuốn sách M&A Thông Minh – Kim Chỉ Nam Trên Trận Đồ Sáp Nhập Và Mua Lại của tác giả Scott Moeller, Chris Brady

2: TÌNH BÁO DOANH NGHIỆP

Tại thời điểm tôi viết cuốn sách này, trên các tạp chí về kinh doanh xuất hiện hai câu chuyện mà theo tôi, chúng là những minh họa đã y đủ cho thấy sự cần thiết của tình báo doanh nghiệp có chất lượng trong quá trình M&A. Câu chuyện đầu tiên là những chuỗi sự kiện đang xảy ra xung quanh các rắc rối của tập đoàn EMI (tập đoàn âm nhạc lớn của Anh): hai giám đốc điều hành cao cấp nhất của họ vừa bị sa thải, chi phí bị că t giảm nặng nề và ban lãnh đạo bị chỉ trích gay gắt. Tất cả những sự kiện này xảy ra không lâu sau khi EMI từ chối lời đề nghị từ phía tập đoàn cổ phần tư nhân Permira khi công ty này ngỏ ý muốn mua lại EMI với giá hơn 300 xu/cổ phiếu. Giá cổ phiếu của công ty đã giảm xuống mức 245,25 xu/cổ phiếu, mặc dù EMI vẫn đang tiếp tục cân nhắc về giao dịch này. Tờ Wall Street Journal cho răng Permira sẽ không chịu tăng mức giá đề xuât trước dịp Giáng sinh năm 2006 do những thành tích kém cỏi trong đợt phát hành hai album mới của Robbie Willams và Janet Jackson. Những nhà đầu tư chính như Fidelity và Schroeders đã bán đổ bán tháo các cổ phiếu của EMI.

Việc EMI bắt tay vào sắp xếp lại cơ cấu tổ chức của mình là một sự thừa nhận ngâm răng công ty này đã không dự đoán chính xác được răng thị trường giờ đây đang bị chi phối bởi những “ông lớn” là YouTube, MySpace và đặc biệt là iTunes. Đây là một trường hợp điển hình về thất bại trong tình báo. Nhìn chung, những thất bại trong tình báo xảy ra (mặc dù lúc nào cũng có sẵn một nguồn thông tin phong phú) do thiếu một đội ngũ chuyên trách có hệ thống, kết quả là ban lãnh đạo không có đủ các phân tích hợp lý trong tay để dựa vào đó đưa ra quyết định. Dường như tất cả những người có liên quan đến EMI đề u tỏ ra sửng sốt trước những sự kiện hoàn toàn có thể dự đoán được. Trong kinh doanh, không có chỗ cho những “sự ngạc nhiên thú vị”; bất kỳ sự ngạc nhiên nào cũng đều đáng lo bởi đó là dấu hiệu của những điểm yếu trong hệ thống tình báo. Chúng tôi xin mạn phép trích ra đây một câu trong cuốn Binh pháp Tôn Tử nổi tiếng: “Chưa hiểu rõ tình hình địch mà vội vàng hành động ắt sẽ chẳng mang lại kết quả gì; để biết được nội tình của địch, không thể không dụng gián”.

Câu chuyện thứ hai liên quan đến vụ tai tiếng nghe trộm thông tin trong phòng họp của tập đoàn Hewlett-Packard (HP). Công ty này đã thừa nhận sai phạm khi một thám tử tư của họ thú nhận là đã sử dụng các hoạt động thu thập thông tin bất hợp pháp trong quá trình ông này tìm kiếm thông tin về các thành viên hội đô ng quản trị. Gần như chắc chắn sẽ có một hiệu ứng domino, gây thêm nhiều phiền toái cho nhân vật vốn đã bị thất sủng, ông Patricia Dunn, cựu Chủ tịch hội đô ng quản trị HP.

Bài học mà hai câu chuyện trên về EMI và HP mang đến cho chúng ta là câ`n coi tình báo là tâm điểm trong các nỗ lực của các doanh nghiệp; tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng xảy ra trên thực tế. Nếu ngành ô tô của Mỹ (bản thân ngành này hiện cũng đang đối mặt với những nguy cơ lớn) biết lắng nghe lời khuyên của Tôn Tử thì hẳn họ đã không bị mắc kẹt với chiến lược về xe tải và xe thể thao đa dụng (SUV) trong khi Toyota và Honda thỏa sức lôi kéo người tiêu dùng Mỹ với các loại xe sạch (hybrid car). Các nhà sản xuất xe Mỹ đã thất bại trong việc hình thành, duy trì hoặc sử dụng các bộ phận trong công ty có trách nhiệm giám sát, phân tích và dự đoán những diễn biến của môi trường bên ngoài. Phân lớn các bộ phận này đề u hoặc không hoạt động hoặc không được thừa nhận ở cấp độ chính sách. Theo hai giáo sư của trường Đại học Wharton, George Day và Paul Schoemaker, nguyên nhân khiến các “bộ ăng-ten cảm biến” của tập đoàn Ford hoạt động kém hiệu quả là vì Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của công ty, William Clayton Ford đời thứ ba, không thuộc tuýp lãnh đạo “thận trọng”; ông thiên về hoạt động hơn (“thích kiểm soát, tập trung vào tính hiệu quả trong công việc và cắt giảm chi phí, đồng thời không chịu khám phá những tiềm năng bên ngoài”). Thực ra, hai giáo sư này cho răng sự đa dạng trong các vai trò mà Bill Ford năm giữ sau khi sa thải Jaq Nasser cho thấy ông không có đủ năng lực về cả hai khía cạnh bên trong (hoạt động) và bên ngoài (thận trọng) trong kinh doanh.

Lý do giải thích tại sao điều này lại quan trọng đối với hoạt động M&A năm trong chính tựa đề của cuốn sách do hai giáo sư cùng đứng tên, cuôn Peripheral Vision: Detecting the Weak Signal that will make or Break your Company (Tâm nhìn Ngoại biên: Phát hiện các dấu hiệu suy yếu có thể khiến công ty bạn phá sản).

Một nghiên cứu gần đây về lực lượng lao động toàn câ u cho thấy chưa đã y nửa số nhân viên trên thế giới tin tưởng rằng họ đang được an toàn và răng các lãnh đạo của họ đang có những hành động đúng đắn để bảo đảm sự thành công của công ty mình. Ví dụ, gân như tất cả các nhân viên thuộc phòng bán hàng của nhà bán lẻ Marks & Spencer, ngoại trừ ban lãnh đạo công ty, đê u biết răng khách hàng muốn sử dụng thẻ tín dụng riêng của họ; tương tự, trong nhiê u năm, binh lính Mỹ từng tham chiến tại Việt Nam lúc nào cũng luôn miệng nói về một “cuộc chiến bất khả thắng”; hay không một ai, trừ Clive Sinclair, nghĩ rằng việc sản xuất chiếc xe điện ba bánh C5 sẽ thành công.

Vậy thì, các công ty làm thế nào để tránh được những rủi ro như trên? Câu trả lời là họ cần phải duy trì mối liên hệ chặt chẽ với môi trường bên ngoài.

Khi trận sóng thân khủng khiếp tấn công Indonesia vào năm 2004, chỉ có hai nhóm an toàn thoát khỏi cơn đại họa – đó là các bộ lạc và động vật bản địa. Họ số ng sót được là nhờ theo bản năng, họ di chuyển lên những vùng đất cao hơn. Họ phát hiện được cả những dấu hiệu nhỏ nhất bởi các giác quan của họ rất nhạy bén và linh lợi. Vì họ phát hiện được một mối đe dọa hiện hữu từ môi trường, đồng thời họ cũng biết tôn trọng sức mạnh của môi trường, nên những chiếc “ăng-ten cảm biến” của họ lúc nào cũng trong trạng thái hoạt động. Họ hiểu rằng nếu lơ là với môi trường, có thể họ sẽ phải hứng chịu những hậu quả nghiêm trọng. Những công ty không để ý tới sự cân bằng giữa các nhu cầ u bên trong và bên ngoài gân như chắc chắn sẽ gặp phải một tai họa tương tự như cơn sóng thân trong kinh doanh. Tôi vừa đề cập tới chuyện của tập đoàn EMI. Sự thành công của những công ty liên quan đến lĩnh vực M&A, do đó, cân băt đã u với môi trường bên ngoài mà tại đó, hoạt động M&A sẽ diễn ra.

Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe

Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.

Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?

  • Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
  • Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x