
Mặt phải – Đi Tìm Những Cơ Hội Tiềm Ẩn Trong Cuộc Sống – Đọc sách online ebook pdf
Giới thiệu & trích đoạn ebook
ẦN ĐẦU TIÊN tôi gặp người đã tìm ra mặt phải của cuộc sống là vào tháng hai năm 1981, một buổi tối mùa đông lạnh lẽo. Thật ra, tối hôm đó tôi được gặp những hai chứ không phải chỉ một con người đặc biệt, cả hai đều kể về những sự kiện quan trọng đã làm thay đổi cuộc
đời họ. Dù không nhớ tên hai con người đó nhưng những gì xảy ra tối hôm ấy vẫn đọng lại trong tôi, chẳng thể nào quên được.
Lúc đó tôi vừa xem xong một vở kịch ấn tượng do đội kịch sinh viên của trường Đại học Southampton trình diễn có tựa đề Whose Life Is It Anyway? (Vậy Đây Là Cuộc Sống Của Ai?). Nội dung vở kịch kể về một người đàn ông tỉnh dậy trong bệnh viện, sau một tai nạn xe hơi thảm khốc, và bàng hoàng nhận ra mình bị liệt cả tay chân. Từ cổ trở xuống ông hoàn toàn không có cảm giác và không thể nhúc nhích được gì.
Nội dung vở kịch cực kỳ cuốn hút. Trước khi tai nạn xảy ra, người đàn ông ấy là một nghệ sĩ suốt ngày chỉ biết có công việc. Khi biết mình bị liệt và không cam lòng với viễn cảnh không còn điều khiển được bất cứ thứ gì, người đàn ông đã thỉnh cầu những người có chức trách trong bệnh viện về một cái chết nhân đạo. Khi bệnh viện từ chối lời đề nghị của ông, ông đã khởi kiện để đòi quyền được chết.
Đó quả là một kịch bản hay, lột tả được cuộc đấu tranh đầy cảm động của một người đàn ông với đầu óc minh mẫn, hóm hỉnh, tràn đầy sức sống bị mắc kẹt trong một cơ thể vô dụng. Đồng thời nó cũng nêu bật lên những tranh cãi xoay quanh cái chết nhân đạo trên phương diện pháp lý và đạo đức. Trong quá trình theo đuổi đấu tranh pháp lý, người đàn ông bỗng cảm nhận những khác biệt rõ rệt trong cuộc đời mình. Ông bắt đầu thiết lập mối quan hệ với mọi người xung quanh, và chính những thử thách trong vụ kiện đã khiến cuộc sống thường nhật của ông trở nên có ý nghĩa.
Tôi sẽ không nói cho bạn nghe về kết cục của vở kịch; tôi chỉ nói rằng nếu bạn có dịp xem vở kịch đó (hoặc bộ phim được chuyển thể do Richard Dreyfuss đóng), tôi cam đoan bạn sẽ có một buổi tối đáng nhớ và nhiều suy ngẫm. Là một sinh viên theo học ngành Luật, tôi đặc biệt thích vở kịch này bởi ngay tại thời điểm đó chúng tôi đang tìm hiểu những tranh cãi về mặt pháp lý và đạo đức xoay quanh cái chết nhân đạo trong khóa học của mình. Một trong những vấn đề chính mà vở kịch nêu lên là liệu người ta có đủ tỉnh táo và tinh thần ổn định để đưa ra một quyết định sáng suốt ngay sau khi phải chịu một tổn thương sâu sắc cả về thể xác lẫn tinh thần hay không. Nếu không, thì cần một khoảng thời gian bao lâu, hoặc cần kiểm tra những gì nhằm xác định người đó có đủ khả năng đưa ra một quyết định dựa trên lý trí?
Buổi diễn kịch năm 1981 này đặc biệt đáng nhớ bởi sau khi vở kịch kết thúc đã diễn ra một cuộc thảo luận cởi mở về những vấn đề mà cốt truyện nêu ra. Đạo diễn của vở kịch được mời lên sân khấu cùng với một giáo sư Luật, một giáo sư Tâm lý học và hai người đàn ông khác, cả hai đều ngồi xe lăn.
Vị giáo sư Luật nói về những vấn đề cần được cân nhắc khi xem xét việc hợp pháp hóa cái chết nhân đạo. Ở Vương quốc Anh, tự tử không bị xem là tội hình sự, do đó người ta có thể lập luận rằng việc giúp một người mong muốn tìm đến cái chết nhưng lại không đủ năng lực để tự sát thì không thể bị coi là phạm tội hình sự. Nếu một người mà bạn yêu thương đang phải chịu đau đớn và yêu cầu bạn giúp họ chấm dứt nỗi đau đớn đó bằng cách đưa cho họ nguyên một lọ thuốc, thì bạn có đưa không? Với việc làm đó, liệu bạn có bị buộc tội giết người hay ngộ sát không?
Nếu một người lành lặn được phép nốc hết một lọ thuốc để kết liễu đời mình thì tại sao một người tàn tật lại bị phủ nhận cái quyền tương tự, chỉ vì người đó không thể tự mình cầm lọ thuốc lên?
Luật pháp đánh giá mức độ cấu thành tội phạm như thế nào đối với hành động giúp đỡ người khác chấm dứt cuộc sống? Rõ ràng, hầu hết mọi người sẽ không ngần ngại chấm dứt sự đau đớn cho một con vật, vậy tại sao chúng ta không dành lòng thương cảm đó cho con người? Càng suy nghĩ về vấn đề này thì ta lại càng nhận ra rằng điều đó thật hiển nhiên. Một trong những câu hỏi lớn chưa có lời đáp là phải mất bao lâu sau tổn thương thì một người có nguyện vọng tự tử mới được tuyên bố là đủ tỉnh táo để có thể đưa ra một quyết định hợp lý.
Nhà tâm lý học tiếp tục cuộc thảo luận và giải thích rằng bất cứ tổn thương nào cũng đều gây ra ảnh hưởng đến nhận thức và lối cư xử của con người. Điều này được biết đến như là triệu chứng rối loạn căng thẳng sau tổn thương và thường xảy ra trong vòng ba tháng đầu tiên sau một chấn thương tâm lý. Tuy nhiên, có khi cả năm sau các triệu chứng rõ rệt của căn bệnh mới xuất hiện như trầm cảm, có xu hướng tự vẫn, gặp ác mộng, hay nổi giận và hồi tưởng về những việc đã qua.
Đối với cá nhân phải chịu đựng một trong những dạng tổn thương tồi tệ nhất về thể xác lẫn tinh thần là việc mất khả năng điều khiển gần như toàn bộ cơ thể cùng với tất cả các di chứng mà tổn thương để lại, thì không có cách nào để biết người đó có khả năng đưa ra quyết định mang tính lý trí hay không. Với tất cả những lý do đó, nhà tâm lý học đã lập luận rằng người bệnh không có khả năng đưa ra một quyết định dứt khoát như vậy trong vòng ba tháng đầu tiên sau chấn thương. Đến lúc này, hai người đàn ông ngồi xe lăn bắt đầu nói chuyện với khán giả.
Sách liên quan
Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe
Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.
Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?
- Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
- Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.