
Miệng Thế Gian – Đọc Sách Online Ebooks PDF
Giới thiệu & trích đoạn ebook
- A – Z (A đến Z)
Theo lẽ thường thì A – Z chỉ dẫn sự sắp xếp các mẫu tự trong bảng chữ cái của hệ La tỉnh, mà chữ A đứng đầu tiên và cuối cùng là chữ Z. Tiếng Việt có 24 mẫu tự, trong đó không có chữ J và chữ Z. A – Z cũng để chỉ sự sắp xếp các mục từ của một cuốn tự điển. Nhưng vào khoảng những năm 80 của thế kỷ trước, khi mà các loại “ôm” đua nhau mở ra, bia ôm đi đầu tiên, rồi cắt tóc (thanh nữ) ôm, karaoke ôm… thì cụm từ A -Z lại được chính các ông chủ bà chủ các quán này sử dụng để giới thiệu với “Thượng đế”, rằng quán tôi cái gì cũng có, muốn gì cũng chiều… Kể cả muốn có em làm… vợ tạm… cũng xong.
Riết rồi thành quen, các đấng mày râu hễ muốn rủ nhau đi tò te tí tét, cũng ngắn gọn là đi từ A đến Z.
- Adam và Eva
Adam và Eva là đôi nam nữ đầu tiên do Thượng đế tạo ra. Và lúc đó họ chưa có manh quẩn, tấm áo nào mà mặc. Họ cũng chưa biết gì. Chỉ khi ăn trái cấm, họ mới biết xấu hổ và tìm cái che thân. Hiểu theo kiểu của 8x, 9x bây giờ, nam nữ không mặc gì, truồng ở với nhau, được gọi là Adam – Eva. Có điều khác so với 2 người đầu tiên xuất hiện trên trái đất kia, chính là họ biết quá rõ về việc mình đang làm, có ý thức tận hưởng trái cấm.
- Ai lấy tôi lấy ngay…
Thời kỳ mới tiếp quản Hà Nội, cán bộ, bộ đội đa phần từ chiến khu về, thấy gì cũng lạ, thậm chí những tiếng rao hàng nghe cũng rối não, lạ lung. Có anh cứ đứng ngẩn ra nghe ông bán bánh bò lâu lâu lại rao: “Bánh bò”, rồi anh cười khục khục trong họng và nói: Ông này ông ấy điên, cứ hát mãi một câu! Nhiều người nghe rao nghe chẳng những chẳng hiểu gì mà có khi còn thấy sờ sợ. Ai đã từng sống ở Hà Nội những năm 1954 1960, thì không thể nào quên những lời rao mà người ta đã ráp lại:
Ai lấy tôi lấy ngay?
Nào tớ!
Giết anh đi!
Khí bà phủ…
Thực ra đó là các món ăn chơi Hà Thành: Bánh trôi bánh chay/tào phớ (tàu hũ đường)/ tiết canh/và chế mà phủ (chè mè đen).
- Ai vô xứ Nghệ…
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ
(Ca dao)
Trong suốt nhiều thập niên, khoảng từ 1960 đến 1980, dân Nghệ An ra sinh sống ở Hà Nội ngày một nhiều. Cũng dễ hiểu thôi, “đất lành chim đậu” mà. Và cũng khoảng thời gian đó câu ca dao trên được thêm cái đuôi:
Ai vô xứ Nghệ thì vô Riêng choa choa cứ thủ đô choa mần.
- Ami xinh tươi
Ami, tiếng Pháp nghĩa là “người bạn”, “Ami xinh tươi” là từ ngữ xuất hiện từ những năm 1960, ở Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội, sau lan rộng trong giới sinh viên để chỉ những nữ sinh xinh đẹp, và những người bạn gái của các chàng.
- An toàn trên xa lộ
Các xa lộ có giới hạn lối ra vào như ngày nay xuất hiện trong nửa đầu thế kỉ 20. Đường công viên Longsland khánh thành năm 1958 là đường có giới hạn lối ra vào đầu tiên trên thế giới.
Ở Việt Nam xa lộ Biên Hoà có chiều dài 30km chạy từ Sài Gòn lên đến Biên Hoà do Mỹ làm, được khởi công từ 1959-1961 thì hoàn thành. Năm 1984 xa lộ được đổi tên thành xa lộ Hà Nội nhân kỉ niệm 30 năm giải phóng Hà Nội.
Xa lộ Đại Hàn là cách gọi dân gian cho đoạn quốc lộ 1A từ ngã 3 Thủ Đức đến ngã 3 An Lạc, Bình Tân đi qua địa phận thành phố HCM và tỉnh Bình Dương dài 43,1 km được quân đội Hàn Quốc xây dựng năm 1969-1970
Câu “An toàn trên xa lộ” xuất xứ ở Sài Gòn từ khoảng những năm 1965-1966, thời gian mà
mẫu xe Suzuki được nhập vào Việt Nam. Lúc này Suzuki được dân gian nói “An toàn trên xa lộ, thanh lịch trong thành phố, tiện lợi khi vào ngõ hẻm và nhất là làm cho bà xã hài lòng vì nó bền chắc. Đó là chiếc xe Suzuki!” (Nguyên văn câu quảng cáo trên đài phát thanh Sài Gòn lúc đó).
Tuy nhiên với dân gian Việt Nam thì an toàn trên xa lộ lại là 1 câu đối thoại có nghĩa là “cứ yên tâm không phải lo, mọi việc đều trôi chảy”
- Anh bộ đội cho em xin…
Ở một tỉnh miền núi phía Bắc, những năm trước 1975, có nơi ra giếng (công cộng) tắm, nhưng quên xà phòng (xà bông), các nường vẫn “truồng ở”, lại gặp lúc mấy anh bộ đội đang giặt quần áo, nường bèn đứng chéo chân che chỗ bí mật mà rằng: Anh bộ đội cho em xin tí xà phòng.
Cho tới bây giờ, chỉ cần đứng chéo chân và đọc câu trên là người ta cũng có thể hiểu người mình muốn ám chỉ là dân tỉnh nào.
- Anh bộ đội vào xơi nước
Những năm 1960 1975, phụ nữ một tỉnh Bắc Trung bộ vẫn còn mặc quần không đáy – váy thâm, đang đi đường lỡ mắc tè thì cứ đứng tại chỗ, chỉ việc tay trước, tay sau nắm hai đầu vạt váy kéo ra như kiểu múa “trông kìa con voi” là xong. Có mệ gặp lúc đoàn bộ đội hành quân qua vẫn tư thế “trông kìa con voi” mà đon đả: “Mời các anh bộ đội vào xơi nước ạ!”
- Anh chị = pd
Theo từ điển tiếng Việt, NXB Khoa học Xã hội 1994, thì “anh chị” là những tay dao búa, lưu manh sừng sỏ. Bây giờ thanh niên giải nghĩa: một người vừa anh vừa chị thì chỉ có là pd, là ái nam ái nữ mà thôi!
- Anh đi công tác…
Có lẽ từ câu thơ Bút Tre đầu tiên: Anh đi công tác Plây/ Cu dài dằng dặc biết ngày nào ra, rồi sau đó người ta chế ra đủ kiểu: Anh đi công tác Buôn Mê Thuột xong một cái anh về cùng em…
Anh đi công tác bản Mường Tè xong một cái lên đường về quê…
- Anh hùng
Trong tiếng nói, chuyện đồng âm dị nghĩa cũng là thường, nhất lại là tiếng nước ngoài, thì chắc chắn nghe vậy mà không phải vậy.
Những năm 60 của thế kỷ 20, tiếng Nga được dạy ở các trường miền Bắc, từ cấp phổ thông cho tới đại học. Rồi cả các trường miền Nam, thời kỳ đầu sau giải phóng.
Sách liên quan
Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe
Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.
Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?
- Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
- Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.