Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân chưa có điều kiện mua sách giấy, hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau mọi bản quyền thuộc về Tác Giả & Nhà Xuất Bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

CUỘC TẬP KÍCH
NHÀ MÁY ĐIỆN HẠT NHÂN CỦA IRAQ

(Đầu đề trên do chúng tôi đặt. Trong cuốn hồi ký do tác giả viết có tựa đề Operation Sphinx – tôi tạm dịch là Chiến dịch Sphinx).

Phải chê trách thế nào đây đổi với Butrus Eben Halim, vì ông đã chú ý đến người phụ nữ trẻ, có mái tóc hoe vàng, khêu gợi trong chiếc quần bó sát người và chiếc áo sơ mi cực ngắn, đủ để làm trỗi dậy niềm đam mê của bất kỳ người đàn ông nào.

Đã một tuần nay, hàng ngày, người phụ nữ ấy cứ tới đợi xe buýt tại điểm dừng xe ở Villejuif, ngoại ô phía Nam của Paris. Vì chỉ có hai chiếc ô tô buýt đi qua đây, mà một chiếc phục vụ vùng xung quanh và một chiếc chạy tới Paris, và chỉ có một số ít người đi trên những chiếc xe ấy. Cái khó cho Halim là ông không hề biết gì về cô. Nên Halim không nghi ngờ gì cả, nhưng mục đích đi tìm kiếm chính lại là ở đó.

Dường như vào tháng 8 năm 1978, người phụ nữ trẻ có mái tóc vàng cũng có cùng một thời gian biểu đi xe như Halim. Cô ta đã có mặt tại điểm dừng xe khi Halim đi đến đón xe buýt, và một lát sau đó, một người đàn ông có đôi mắt xanh, nước da sáng, ăn mặc lịch sự, đi trên chiếc ô tô hòm Ferrari BB512, hai chỗ, màu đỏ đến đỗ đối diện với hè đường. Rồi người đàn bà bước lên xe. Chiếc xe nổ máy phóng đi ngay. Halim là người Iraq, có vợ là Samira. Đã chán ghét người vợ của mình cũng như cuộc sống tẻ nhạt ở Paris, ông đã dành nốt phần còn lại của đời mình để suy nghĩ về người phụ nữ trẻ kia. Halim không phải loại người hay chuyện phiếm với hàng xóm. Mặt khác, các Cơ quan An ninh của Iraq đã dạy cho ông biết đi theo một con đường vòng, chuyển hướng để đạt tới công việc của mình, và phải biết thay đổi công việc một cách thường xuyên. Chỉ có hai sự lựa chọn đối với ông: Một là điểm đỗ ô tô buýt Villejuif, ngay gần nhà ông và hai là ga xe điện ngầm Khu học xá (Cité Universitaire). Từ ga đó, Halim đi tàu điện tới Saclay, ở phía Tây-Nam Paris, nơi ông đang làm một chương trình bí mật hàng đầu để xây dựng một lò phản ứng hạt nhân cho Iraq.

Một hôm, xe buýt đến trước chiếc xe Ferrari của người phụ nữ này. Cô gái tóc vàng chăm chú nhìn trên đường với hi vọng thấy chiếc xe Ferrari, rồi cô nhún vai, bước lên xe buýt. Chiếc xe buýt của Halim bị chậm vì một “tai nạn không trầm trọng”: Một chiếc xe Peugeot đã vượt trước nó và đã gây ra sự cố.

Một lát sau, chiếc Ferrari tới. Người tài xế đảo mắt tìm người phụ nữ trẻ. Halim thấy vậy thét to bằng tiếng Pháp với người tài xế rằng cô ta đã đi xe buýt rồi. Người lái xe đáp lại bằng tiếng Anh: Thật rắc rối. Halim đã giải thích bằng tiếng Pháp cho người tài xế.

Để tỏ lòng biết ơn, người lái xe hỏi Halim đi đâu. Halim trả lời rằng ông đến ga Porte d’Orléans, chỉ mất mấy phút đi từ Khu học xá đến đó thôi, và thế là người lái xe, Ran S. – mà Halim chỉ biết dưới cái tên Jack Donovan, một công dân Anh – nói ông ta cũng đi về hướng đó và mời Halim lên xe đưa đến ga.

— Sao lại không nhỉ? – Halim trả lời đồng thời bước lên xe.

Cá đã cắn câu và dịp may đã đến, điều đó cho thấy Mossad (Cơ quan Tình báo của Israel) đã làm được một cuộc đi câu ngoạn mục.

Cuộc oanh tạc nhà máy điện hạt nhân được hoàn thành một cách ly kỳ vào ngày 7 tháng 6 năm 1981, khi những chiếc máy bay ném bom, do Mỹ sản xuất, của Không lực Israel phá huỷ lò phản ứng nghiên cứu Tamouz 17 (hay Osirak), ở Tuwaitha, nằm ở ngoại vi Thủ đô Bagdad, trong một cuộc tập kích cảm tử vào sâu trong lãnh thổ Iraq, kết thúc những năm tháng của các âm mưu, kết thúc những nỗ lực ngoại giao, những vụ phá hoại, hay ám sát do Mossad dàn dựng nhằm làm chậm lại công cuộc xây dựng nhà máy điện hạt nhân, mà cho tới trước đó, mọi mưu đồ làm cho dự án xây dựng này bị thui chột, đã thất bại.Sau khủng hoảng về dầu lửa năm 1973, nước Pháp đã ký một Hiệp định nhằm trang bị cho Iraq, khi đó là nước cung cấp dầu lửa thứ hai cho Pháp, một trung tâm nghiên cứu hạt nhân. Từ đó mối lo lắng ngày càng tăng lên ở Israel. Cuộc khủng hoảng đã làm trầm trọng thêm mối quan tâm đối với hạt nhân chừng nào nguồn năng lượng chuyển theo hướng khác và những nước xây dựng các nhà máy điện chạy bằng năng lượng hạt nhân tăng cường một cách đáng kể những nỗ lực thương mại của họ. Vào thời kỳ này, nước Pháp muốn bán cho Iraq một lò phản ứng hạt nhân 700 mê-ga-oát. Iraq nhấn mạnh vào việc sử dụng lò phản ứng này phục vụ mục đích hoà bình, như cung cấp điện cho Thủ đô Bagdad chẳng hạn. Israel, về phần mình, không phải không có cơ sở, lo sợ rằng lò phản ứng đó sẽ được dùng để chế tạo ra những quả bom nguyên tử nhằm huỷ diệt.

Người Pháp đã chấp nhận cung cấp Uranium được làm giàu tới 93% từ các nhà máy làm giàu quặng Pierrelatte cho hai lò phản ứng hoạt động. Nước Pháp cũng đồng ý bán cho Iraq 4 dàn nạp nhiên liệu: Toàn bộ là 67 kg Uranium đã được làm giàu, đủ để sản xuất ít ra cũng được 4 quả bom hạt nhân. Jimmy Carter, khi đó là Tổng thống Hoa Kỳ, đã đưa ra lá bài trong chính sách đối ngoại của mình với việc không truyền bá hạt nhân, những nhà ngoại giao Mỹ “quấy rầy” người Pháp và người Iraq để họ thay đổi dự án của mình.

Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe

Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.

Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?

  • Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
  • Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x