Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân chưa có điều kiện mua sách giấy, hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau mọi bản quyền thuộc về Tác Giả & Nhà Xuất Bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

Sách Một Nửa Đàn Ông Là Đàn Bà của tác giả Trương Hiền Lượng mời bạn đọc thưởng thức.

P1 – Chương Hai

Kỳ thực thì mười hai phạm nhân điều từ các tổ đến không khó quản như lời đội trưởng Vương. Đội trưởng Vương bảo rằng khó quản, là nhìn từ góc độ cán bộ lao cải và coi tôi là con người khác với mười hai con người ấy. Từ thuở phát minh ra chế độ ngục tù đến nay, không có biện pháp nào sáng suốt hơn được việc dùng phạm nhân cai quản phạm nhân.

Một không khí dân chủ bình đẳng sẽ nhanh chóng khởi động lên tính tích cực và tính tự giác của phạm nhân bị cai quản. Nhất là tổ chăm sóc ruộng đồng này của chúng tôi, ở giữa cánh đồng rộng cách xa trại bảy tám dặm.

Căn nhà đất dựng trên một gò đất khá cao bên con mương nhánh; đội sản xuất của công xã ở ngay bên kia mương đối diện với chúng tôi. Ở đây không có vọng gác, không có mạng điện, không có ông cai cầm súng.

Chúng tôi lại được nghe tiềng gà gáy, tiếng chó sủa; vào mùa hoa liễu quế hương bên phía mương nước chúng tôi nở rộ, ong của đội sản xuất vù vù bay đến từng đàn, tựa hồ như xóa bỏ được tường lũy thâm nghiêm ngăn cách con ngườI với con người.

Phạm nhân có gia đình dường như được trở về nhà, phạm nhân không có gia đình thì cảm thấy được tự do đôi chút. Vả lại tù nhân tự do điều về đây, tất thảy đều là tù ngắn hạn hoặc sắp mãn hạn tù, trong những năm tháng như thế này, có được cảnh điền viên tốt đẹp như thế này, thì hà tất còn phải trốn đi đâu?

Vào lúc lúa nẩy mầm, hoa liễu quế hương trên cây dọc bờ mương bắt đầu tàn. Những bông hoa màu vàng rực rỡ, lấm tấm rụng xuống mương, trôi xuôi dòng nước, có bông bị cành liễu rủ loà xoà mặt nước cản đường níu lại.

Hoa bám quanh cành liễu lại kéo về vô số bông hoa và tơ liễu khác, chúng kết thành từng mảng hoa óng vàng đan xen những sợi tơ bạc lóng lánh dập dờn trên mặt nước. Hết ngày lao động ở ruộng lúa về, chúng tôi ngồi xổm trên bờ mương ăn cơm chiều.

Dưới hàng liễu bên kia mương từng đàn trẻ con nông dân, đứa đứng đứa ngồi, ngây ngô chằm chằm nhìn lũ người quấn áo đen chúng tôi như những con người kì dị. Quần áo đen giống hệt áo chùng thâm của cha cố trùm kín một vẻ thần bí: họ can tội gì nhỉ? Số kiếp nào đã dồn đuổi họ tập trung lại đây?…Từ đây, những tâm hồn thơ dại thấm dần nỗi khiếp sợ cõi đời, khiếp sợ tương lai.

Nếu đại đội có lính gác áp giải, xếp hàng đi dọc bờ muơng ra đồng làm việc, thì bà con nông dân kéo ra xem còn đông hơn nhiều. Ngay cả người tận đâu đâu đến làng này thăm bà con thân thích cũng phải xem bằng được << bọn tù lao cải >> như xem một tiết mục đặc sắc hấp dẫn

– Ồ nhìn kìa…còn đeo cả kính nữa đấy!

– Ờ tay kia, tay kia…trông đẹp trai đấy chứ!

– Sao kia! Cho mày lấy nó làm chồng…

– Đồ chết dẫm, tao vả vào cái mồm…của mày bây giờ!

Tất nhiên đó là đám đàn bà con gái.

Trong chốc lát họ cãi nhau lộn ẩu ầm ỹ cả lên.

Thế là bỗng dưng thành một sân khấu ngoài trời, khán giả cũng là diễn viên rất sôi nổi. Lâu dần thành lệ, nếu chúng tôi ra đồng về trại mà không nhìn thấy họ, nhất là những cô gái trẻ mặc áo hoa đứng bên kia mương nước nhìn sang chỉ trỏ, thì chúng tôi lại thấy quạnh vắng, các chàng trai đi trong hàng, sẽ uể oải rã rời, dẫu rằng hôm ấy công việc chẳng nặng nhọc gì.

Nếu người ra xem đông, thì hầu như tất cả tù nhân đều phấn chấn hẳn lên, đội trưởng Vương không ra lệnh hát ( hát cũng phải theo lệnh ) cũng cứ hát.

Trong tất cả << ca khúc cách mạng >>, chúng tôi thích nhất hai bài:

Mặt trời lặn sau núi Tây, ráng đỏ bay.

Chiến sĩ bắn bia trở về doanh trại.

Và:

Người cộng sản – chúng ta khác nào những hạt giống!

Hát tới từ << hạt giống >> cánh tù trẻ lại nháy mắt liếc sang nhìn những cô gái đứng bên kia bờ mương. Đội trưởng Vương cho tù nhân hát bài gì cũng được, nhưng phải hát cho đều hát cho vang, và ông chửi ngay thằng đĩ đực để tỏ ý khen ngợi.

Mãi sau này, bọn cảnh vệ đề nghị với cục lao cải qua đường dây lính cảnh vệ, cục lao cải mới đưa ra quy định: trong thời kỳ cách mạng phi thường này, tù nhân lao động chỉ được phép hát << Phàm là quân phản động, anh không đánh, nó không đổ nhào >>.

Nhưng tới năm 1967, cục công an, viện kiểm sát, toà án đều bị đập nát, những cơ quan nhất loạt thi hành chế độ quân quản, đại biểu quân đội << cao quý >> thì << thông minh >> hơn cán bộ lao cải xuất thân nông dân << đê tiện >> – chân lý là kẻ cao quý thì thông minh, kẻ đê tiện thì ngu xuẩn ngữ lục đã phán truyền thế – đã cảm nhận bằng trực giác rằng các << bài ca ngữ lục>> đều sẵn có tính chất phương pháp luận, giai cấp nào, phe phái nào cũng lợi dụng được, cũng đều được soi sáng để lĩnh hội mọi vấn đề.

Ví dụ cái anh gọi là << loài phản động >> thì bọn họ lại bảo là cái khác kia, anh làm sao được nào? – Đối với loại người lòng dạ khôn lường ấy anh làm sao biết được trong lòng họ << loài phản động >> là chỉ ai? Thế là lập tức ra lệnh tù lao cải dứt khoát không được phép hát << bài ca ngữ lục >> nữa. Nhưng ngoài << bài ca ngữ lục >> ra, lúc đó chẳng còn bài nào đáng được hát cả, thế là, trong một buổi liên hoan tết của đội lao cải bài << Ninh Hạ đáo tình >> do tù nhân tự biên tự diễn, đã biến thành khúc ca phổ biến của đội lao cải.

Cải tạo, cải tạo, cải cái tạo này à!

Buổi tối trở về, một gáo đầy a!

Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe

Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.

Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?

  • Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
  • Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x