Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân chưa có điều kiện mua sách giấy, hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau mọi bản quyền thuộc về Tác Giả & Nhà Xuất Bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

Sách Một Thời Quảng Trị của tác giả Nguyễn Huy Hiệu mời bạn thưởng thức.

Chương hai

BẮC QUẢNG TRỊ TRONG CUỘC TIẾN CÔNG NĂM 1968

Tháng 12 năm 1967, Bộ Chính trị ra nghị 1 quyết lịch sử: Chuyển cuộc chiến tranh cách mạng miền Nam của ta sang một thời kỳ mới – thời kỳ giành thắng lợi quyết định. Bộ Chính trị nhận định: Do những thất bại có tính chất chiến lược của Mỹ ở miền Nam và do những thắng lợi to lớn của ta trong năm 1967, địch khó có khả năng mở cuộc phản công lần thứ ba. Xu thế của tình hình trong cả năm 1968 là chúng sẽ càng chuyển vào phòng ngự một cách bị động hơn… Về phía ta, Bộ Chính trị cho rằng: Chúng ta đã thắng địch cả về chiến lược, chiến thuật, lực lượng quân sự và chính trị của ta ở miền Nam đã lớn mạnh hơn bất cứ thời kỳ nào, ta đang nắm quyền chủ động trên khắp các chiến trường… Bộ Chính trị kết luận: Diễn biến cơ bản của tình hình là ta đang ở thế thắng, thế chủ động và thuận lợi, địch đang ở thế thua, thế bị động và khó khăn.

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 14 (tháng 1 năm 1968), quán triệt Nghị quyết của Bộ Chính trị (tháng 12 năm 1967) và hạ quyết tâm: Nhiệm vụ trọng đại và cấp bách trong thời kỳ mới là động viên những nỗ lực lớn nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta ở cả hai miền, đưa cuộc chiến tranh cách mạng lên bước phát triển cao nhất, dùng phương pháp tổng công kích, tổng khởi nghĩa để giành thắng lợi quyết định.

Bộ Chính trị dự kiến về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy có thể phát triển theo ba khả năng:

Khả năng thứ nhất, ta thắng lớn, địch phải chịu thua và kết thúc chiến tranh.

Khả năng thứ hai, ta thắng ở nhiều nơi, nhưng địch củng cố được lực lượng và chống cự lại.

Khả năng thứ ba, Mỹ sẽ tăng thêm nhiều lực lượng mở rộng chiến tranh ra cả miền Bắc, sang Lào và Cam-pu-chia.

Nhưng dù tình hình thế nào, ta cũng kiên quyết liên tiếp tiến công địch cho đến khi chúng bị thất bại hoàn toàn.

Tại chiến trường Quảng Trị, ta chủ trương mở chiến dịch tiến công hiệp đồng binh chủng quy mô lớn ở Mặt trận Đường 9 – Bắc Quảng Trị, xem đó là một trong những mặt trận của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1968. Đây là đòn chính của bộ đội chủ lực nhằm thu hút quân cơ động Mỹ, tiêu diệt một bộ phận, vây hãm và giam chân tiêu hao chúng, tạo thế cho các chiến trường khác.

Trên tuyến Đường số 9, từ Cửa Việt đến Lao Bảo, quân địch có 45 nghìn tên, trong đó có 28 nghìn quân Mỹ, gồm ba trung đoàn lính thủy đánh bộ tăng cường, chín tiểu đoàn pháo binh, ba tiểu đoàn và một đại đội cơ giới… được tổ chức thành một tuyến phòng ngự ngăn chặn quân ta từ miền Bắc tiến công hoặc thâm nhập qua giới tuyến quân sự tạm thời.

Lực lượng tác chiến chiến dịch của ta bao gồm lực lượng thuộc Mặt trận Đường số 9 – Bắc Quảng Trị đang hoạt động tại chỗ và lực lượng mới được Bộ điều vào tham gia chiến dịch gồm bốn sư đoàn và một trung đoàn bộ binh, một đoàn và năm đội đặc công, năm trung đoàn pháo binh, ba trung đoàn pháo cao xạ, một trung đoàn và hai tiểu đoàn công binh, bốn đại đội xe tăng, một đại đội súng phun lửa cùng các lực lượng bảo đảm.

Mở đầu chiến dịch Đường số 9 – Khe Sanh, đêm 20 tháng 1 năm 1968 (10 ngày trước khi bắt đầu cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân) quân ta nổ súng tiến công quận lỵ Hướng Hóa, tiêu diệt phần lớn quân địch đồn trú.

Ngày 24 tháng 1 năm 1968, quân ta tiến công Huội San, 400 quân ngụy Lào chạy thoát về Làng Vây.

Ngày 31 tháng 1 năm 1968, quân ta tiến công chi khu Cam Lộ.

Từ ngày 20 tháng 1 đến ngày 7 tháng 2 năm 1968 quân ta tiến công tiêu diệt một số cứ điểm phía tây, mở thông Đường số 9, đưa lực lượng vào vây hãm Tà Cơn và tiêu diệt quân địch ở cứ điểm Làng Vây -một cứ điểm mạnh của địch.

Ngày 8 tháng 2 năm 1968, quân ta tổ chức tiến công vây hãm Tà Cơn. Lúc đầu quân ta dùng pháo binh và các loại hỏa lực khống chế các căn cứ, nhưng máy bay lên thẳng địch vẫn hạ cánh và máy bay vận tải địch vẫn thả dù tiếp tế được. Trước tình hình đó, ta chủ trương chuyển sang xây dựng trận địa sát căn cứ, thực hiện chiến thuật vây lấn. Mũi vây lấn phía tây sân bay Tà Cơn đã xuyên vào giữa hàng rào, cách chiến hào địch khoảng 50 mét. Ta đưa lực lượng hỏa lực nhẹ và súng bắn tỉa vào sát căn cứ địch, uy hiếp mạnh tinh thần và tâm lý binh sĩ Mỹ. Lúc này, quân địch đang bị thu hút vào việc giải toả thành phố Huế và các đô thị khác nên viện binh địch vẫn chưa ra Đường số 9.

Trước yêu cầu đòi hỏi cấp thiết của chiến trường, theo sự chỉ đạo của Bộ Tổng tư lệnh, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 quyết định thành lập Trung đoàn 27 gồm ba tiểu đoàn: Tiểu đoàn 9, Tiểu đoàn 43, Tiểu

đoàn 44, ba cơ quan trung đoàn và các đơn vị trực thuộc. Đồng chí Hà Tiểm giữ chức Trung đoàn trưởng, đồng chí Đoàn Sáu giữ chức Chính ủy, đồng chí Trần Thất giữ chức Trung đoàn phó, đồng chíNgô Chí Bình giữ chức Phó Chính ủy, đồng chíLê Sinh giữ chức Tham mưu trưởng và đồng chíVõ Xuân Tần giữ chức Chủ nhiệm chính trị trung đoàn.

Tiểu đoàn 9 Trung đoàn 271 của Quân khu 4 được điều về Trung đoàn 27 lấy phiên hiệu Tiểu đoàn 1. Tiểu đoàn 43 thuộc tỉnh đội Nghệ An thành lập năm 1961, được điều về Trung đoàn 27 lấy phiên hiệu Tiểu đoàn 2. Tiểu đoàn 44, tỉnh đội Hà Tĩnh thành lập năm 1964, được điều về Trung đoàn 27 lấy phiên hiệu Tiểu đoàn 3.

Ba cơ quan trung đoàn và các đơn vị trực thuộc được rút từ cơ quan và đơn vị chủ yếu của hai tỉnh – Nghệ An và Hà Tĩnh.

Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe

Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.

Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?

  • Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
  • Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x