Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân chưa có điều kiện mua sách giấy, hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau mọi bản quyền thuộc về Tác Giả & Nhà Xuất Bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

Sách Muốn Chứng Đạo Phải Tu Pháp Môn Nào của tác giả Thích Thông Lạc mời bạn thưởng thức.

THỰC HÀNH PHÁP MÔN THÂN HÀNH NIỆM

Muốn chứng đạt chân lý Tâm Vô Lậu chúng ta hãy nghiên cứu kỹ pháp môn Thân hành Niệm, một pháp môn độc nhất vô nhị của Phật giáo mà không có một tôn giáo nào có. Pháp môn Thân Hành Niệm lây thân hành làm đôi tượng tu tập nhiêp tâm và an trú tâm.

Trong pháp môn Thân Hành Niệm có 13 pháp tu tập, nhưng trước khi muốn tu tập thì phải làm sao kết hợp 13 pháp này trở thành một pháp duy nhất, nhưng phải có sự tu tập kết hợp liên tục như trong kinh Thân Hành Niệm đã dạy:

“Này các Tỷ-kheo, Thân Hành Niệm được thực hành, được tu tập, được làm cho sung mãn, được làm như cố xe, được làm như thành căn cứ địa, được làm cho kiên trì, được làm cho tích tập”. (Kinh Trung Bộ tập I)

Theo như lời dạy trên đây thì 13 pháp này được làm như cỗ xe, ược làm như căn cứ địa, được làm cho kiên trì, được làm cho tích tập thì chúng ta tu tập sẽ chứng đạt chân lý không khó khăn, không có mệt nhọc. Nói thì dễ nhưng làm như cô xe, như căn cứ địa, được làm cho kiên trì, được làm cho tích tập là phải làm sao? Làm như thế nào?

Theo kinh nghiệm của chúng tôi, muốn làm được những điều này thì phải có ý chí kiên cường; phải gan dạ, phải bên lòng không được chùng bước trước mọi khó khăn, trước mọi gian nan thử thách. Đó là một công phu bằng máu và nước mắt của chính mình.

Đây là một cuộc chiến đấu với giặc sinh tử, vì chúng ta không muốn làm những người nô lệ cho giặc nên phải dốc cho hết sức lực ra chiến đấu tận cùng. Một đất nước muốn dân tộc nước đó sống được độc lập tự do hạnh phúc thì toàn dân nước đó đều phải ra chiến trường chiến đấu đuổi giặc

Giặc sinh tử cũng vậy, nếu ai muốn làm chủ sự sống chết thì phải nhất định không đầu hàng, không làm nô lệ cho giặc sinh tử thì con đường tu tập mới có được kết quả tốt đẹp. Còn những người sợ khó, sợ cực nhọc, sợ chết nên bỏ cuộc không dám tu tập nữa. Những người này cũng giống như khi giặc ngoại bang sang xâm chiếm nước ta, có một số người Việt Nam chạy theo giặc làm tay sai cho chúng trở lại hại người Việt Nam. Đó là những kẻ cõng rắn cắn gà nhà mà lúc bấy giờ người ta gọi những người này là Việt gian.

Những người chiến đấu với giặc sinh tử cũng vậy có những người không chịu khó tu tập làm chủ sự sống chết, chỉ tu tập cho lấy có, thường thích sống chạy theo dục lạc thế gian, ăn ngủ phi thời, không chịu khó đi kinh hành, chỉ thích ngồi mà ngồi nhiêu thì hôn trầm thùy miên vô kísẽ tấn công, và như vậy họ ngồi giống như con gà mổ thóc. Do tâm niệm lười biếng này, có một số người trở lại chê Phật pháp. Cho Phật giáo là yếm thế tiêu cực, chớ họ đâu biết biết răng Phật giáo là một tôn giáo tích cực trong cuộc sống để mang lại sự an vui cho mình cho người và tất cả chúng sinh.

Do hiểu biết những lời dạy của Đức Phật, chúng ta nên lưu ý qua các bài kinh mà Đức Phật giảng dạy, nhất là bài kinh Thân Hành Niệm được các Tỳ kheo trong thời Đức Phật khi gặp nhau thường ca ngợi pháp môn này hết mức:

“Thật vi diệu thay, chư Hiền giả! Thật hi hữu thay, chư Hiền giả! Thân Hành Niệm, khi được tu tập và làm cho sung mãn, có được quả lớn, có được công đức lớn, như đã được Thế Tôn, bậc Tri già, Kiến giả, bậc A-La-Hán, Chánh Đẳng Giác tuyên bố.”

Khi chúng ta có tu tập mới thấy kết quả của pháp môn này thật là vi diệu, khiến cho hôn trầm, thùy miên, vô kí, ngoan không và loạn tưởng được dẹp sạch.

Bởi trong 13 pháp tu tập này, nêu chúng ta chọn lây một pháp nào cho phù hợp với khả năng và đặc tướng của mình thì sự tu tập trước mới thấy kết quả ngay liên. Bằng không chọn kỹ sẽ tu tập sai pháp, sai đặc tướng và khả năng thì không có kết quả mà còn bị rối loạn hô hấp hay các cơ bắp, sinh ra đau nhức hạy mệt mỏi và nhiều chứng bệnh khác nữa. Nhất là hôn trầm, thùy miên, vô kí lại tăng trưởng nhiều hơn. Cho nên tu tập không được tu tập quá sức, phải tu tập theo thời khóa biểu của người mới vào tu viện tụ tập, không nên tu tập theo những người tu tập lâu năm. Tu tập không nên tranh hơn thua với bất cứ một người nào cả mà phải tu tập trong khả năng của mình, nhất là không nên tự tăng giờ tu tập theo ý muốn của mình, không nên tự kiến giải ra cách thức tu tập mà phải theo kinh nghiệm của người đã tu tập trước làm chủ sinh, già, bệnh, chết.

Pháp môn Thân Hành Niệm là một pháp môn đệ nhất phải giải thoát trong các pháp môn của Phật giáo, tu là có kết quả ngay liền nên Đức Phật dạy:

“Pháp Ta không có thời gian, đến để mà thấy.”

Vì vậy, pháp tu tập có kết quả ngay liền thì phải thưa hỏi kỹ lưỡng từng hành động tu tập rồi mới tu. Pháp môn Thân Hành Niệm tuyệt vời trong lộ trình tu tập giải thoát. Vì vậy xin quí vị vui lòng căn thận, khi muốn tu tập pháp môn Thân Hành Niệm.

– Điều thứ nhất, quí vị nên chọn cho mình một vị thầy đã tu chứng đạo.

– Điều thứ hai, quí vị nên xin thân cận với người thiện hữu tri thức này.

Điều thứ ba, mỗi hành động trước khi được tu tập đều được trình lên cho thiện hữu tri thức biết.

– Điều thứ tư, khi tu tập có kết quả hay không kết quả đều thưa hỏi kỹ lại với người thiện hữu tri thức.

– Điều thứ năm, khi tu tập có chướng ngại pháp gì đều phải thưa trình với người thiện hữu tri thức.

– Điều thứ sáu, khi tu tập có kết quả tốt đẹp nào thì cũng nên thưa trình với người thiện hữu tri thức.

– Điều thứ bảy, khi người thiện hữu dạy như thế nào thì tu tập như thế nấy, đừng nên tự kiến giải ra pháp tu hành mới mà lọt vào tà thiển của ngoại đạo.

Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe

Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.

Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?

  • Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
  • Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x