
Mưu Lược Gia Tinh Tuyển – Đọc sách online ebook pdf
Giới thiệu & trích đoạn ebook
Nghiêu, truyền thuyết nói là do Sở Nữ Khánh Đô Trần Phong Thị phi tử thứ ba của Đế Khốc Cao Tân sinh ra, tên gọi là Phóng Huân, hiệu Đào Đường Thị, còn gọi là Y Kỳ Thị. Ngài là một vị đế vương hiền minh thời đại viễn cổ trong truyền thuyết. “Sử ký” nói ngài nhân ái như trời, trí tuệ như thần. Ngài có phẩm đức cao thượng, đoàn kết được cửu tộc, thiên hạ hòa thuận yên vui. Những biểu hiện trên phương diện mưu lược của Đế Nghiêu có mấy mặt dưới đây:
Về mặt dùng người giao việc căn cứ vào hiền tài. Vào thời kỳ cuối công xã thị tộc phụ hệ trong xã hội nguyên thủy, dựa theo truyền thống chế độ dân chủ quân sự, thủ lĩnh quân sự tối cao của bộ lạc liên minh, cần phải thông qua những nghi thức nhất định, do thủ lĩnh của đông đảo bộ lạc cùng đề cử và thừa nhận, mới có thể được xác định. Đây chính là chế độ nhường ngôi trong truyền thuyết cổ đại. Nghiêu đã có thể nhường vị trí của mình cho người hiền tài kế nhiệm, đã nhiều lần trưng cầu ý kiến của lãnh tụ các bộ lạc và các đại thần. Có một lần ngài hỏi ai có thể kế thừa ngài cai trị thiên hạ. Các quan đại thần đều nói con cả của ngài là Đan Châu thông minh hiểu rộng. Nghiêu nói:
– Tư tưởng đạo đức không tốt, thích cãi lộn với người! – Ngài tỏ ra không đồng ý. Nghiêu lại hỏi:
– Còn có người nào có thể?
Hoan Đâu nói:
– Cộng Công tập hợp được đông đảo quần chúng rộng rãi, mở rộng được các ngành nghề, có thể dùng được.
Nghiêu nói:
– Cộng Công ư, con người này nói giỏi, nhưng làm việc lại không có tài năng. Bề ngoài tỏ vẻ cung kính, nội tâm kiêu ngạo phóng túng, đối với bề trên bất kính, không thể dùng được.
Về sau Hoan Đâu còn kiên trì để cho Cộng Công quản lý các công trình kiến trúc. Quả nhiên Cộng Công đã kiêu ngạo phóng túng tàn ác. Nghiêu lại hỏi ai có thể trị nạn hồng thủy. Mọi người đều nói Cổn có thể làm được. Cổn là cha đẻ của Đại Vũ. Nghiêu nói:
– Cổn vi phạm, chống lại sự giáo hóa, huỷ diệt dòng họ, không thể dùng được.
Cả bốn vị thần của Nghiêu đều nói Cổn có tài năng xuất chúng, cứ để ông thử làm xem, không đạt sẽ nói sau. Trong tình huống như vậy, Nghiêu mới đồng ý để cho Cổn đi trị thủy. Trị thủy trong chín năm trời, Cổn cũng không trị được cái hại của nước. Có thể nhìn thấy về mặt dùng người Nghiêu rất công tâm và rất có tầm nhìn xa.
Về mặt cai trị, Nghiêu có thể phát huy tài năng của mỗi vị thần, khiến cho mỗi người mang hết trách nhiệm của mình, tín nhiệm sử dụng các quan, các ngành nghề nghiệp đều hưng thịnh phát đạt. Hi Trọng, Hi Thúc, Hòa Trọng, Hòa Thúc được phân chia quản lý thời tiết mùa màng ở bốn phương. Việc cấy cày thu hoạch của dân chúng đều được sắp xếp thận trọng theo thời tiết khí hậu bốn mùa.
Khi Nghiêu ở ngôi mười bảy năm, đã mời bốn vị đại thần thảo luận thương lượng tuyển chọn người thay thế cho mình. Các quan đại thần đã tiến cử người đàn ông độc thân là Ngu Thuấn. Sự tín nhiệm sử dụng của Nghiêu đối với Thuấn đã phản ánh thái độ thận trọng trên mặt dùng người cai trị đất nước của Nghiêu. Tuy các đại thần đã nói với ngài, phẩm đức của con người này rất cao thượng, thế nhưng đối với việc Thuấn có thể cai trị quản lý được thiên hạ hay không, Nghiêu cảm thấy chưa có gì chắc chắn, cho nên đã quyết định đích thân tiến hành khảo sát đối với Thuấn. Ngài nói với mọi người rằng:
– Để ta tới khảo nghiệm ông ta thử xem! – Nghiêu đã đem hai người con gái của mình là Nga Hoàng và Nữ Anh gả cho Thuấn. Thông qua hai người con gái này để khảo sát hành vi của Thuấn ở trong gia đình. Thuấn đã đặt các nàng xuống dưới đàn, dùng lễ tiết làm con dâu để trói buộc mình. Đồng thời Nghiêu còn cử chín người đàn ông tiếp xúc với Thuấn, để quan sát biểu hiện của Thuấn ở bên ngoài. Hơn thế, còn để cho Thuấn đảm nhiệm chức vụ của Tư Đồ thực sự phổ biến rộng rãi những luân lý đạo đức phụ nghĩa, mẫu tử, huynh hữu, đệ cung, tử hiếu v.v… để duy trì nền thống trị của bộ tộc, khiến cho đông đảo nhân dân được giáo hóa, tuân thủ nền giáo dục này.
Nghiêu còn để cho Thuấn tổng lĩnh chức sự của trăm quan, mọi công việc Thuấn đều làm rất chu đáo tốt đẹp. Còn để cho Thuấn đảm nhiệm chức vụ nghênh tống tân khách, phụ trách công việc tiếp đãi tân khách. Những nhân viên giúp việc đều biết thực sự mang hết trách nhiệm, trang trọng và vui vẻ với khách, các chư hầu vào triều và các khách từ phương xa tới đều rất mãn ý. Lại để cho Thuấn quản lý các công việc rừng núi sông ngòi, Thuấn đều đích thân tới thực địa, tuy gặp phải gió mưa sấm sét, Thuấn vẫn trấn tĩnh thản nhiên, chưa hề làm hỏng việc. Trải qua ba năm thử thách, Nghiêu mới có kết luận nói Thuấn đức hạnh vĩ đại. Tức thì Nghiêu triệu kiến Thuấn, nói:
– Ngài khảo sát sự việc chu đáo, nói được làm được. Bây giờ xin mời ngài hãy thay ta quản lý lấy thiên hạ.
Thuấn chối từ nói rằng đạo đức và tài năng của mình còn chưa thể đạt tới trình độ khiến cho mọi người khâm phục tự đáy lòng. Thế nhưng được mọi người nhất trí tiến cử, Thuấn vẫn phải tiếp nhận sự uỷ nhiệm của Nghiêu. Đây chính là sự tích “Nghiêu Thuấn nhường ngôi” trong truyền thuyết cổ đại.
Căn cứ vào ghi chép của “Sử ký”, Nghiêu không truyền vương vị cho con trai của mình là Đan Châu. Nguyên nhân là vì Nghiêu biết rằng con trai của mình không thành người có ích, không có năng lực quản lý thiên hạ. Truyền ngôi cho Thuấn thì thiên hạ được lợi, lẽ dĩ nhiên Đan Châu chẳng mấy vui gì. Vậy mà Nghiêu lại nói:
– Không thể vì một người mà để cho thiên hạ bị hại!
Do vậy khi lâm chung Nghiêu đã trao chính quyền cho Thuấn.
Sách liên quan
Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe
Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.
Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?
- Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
- Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.