
Nghệ Thuật Sống – Đọc sách online ebook pdf
Giới thiệu & trích đoạn ebook
Việc trả lời những câu hỏi này là niềm đam mê, là mục đích duy nhất của Epictetus, đại triết gia Khắc kỷ chủ nghĩa. Mặc dù – do việc giáo dục về văn học cổ đại bị giảm sút – những tác phẩm của ông ít được biết đến hôm nay, nhưng chúng đã có ảnh hưởng to lớn trên những triết gia hàng đầu về nghệ thuật sống, qua suốt gần hai thiên niên kỷ.
Epictetus ra đời như là một nô lệ vào khoảng năm 55 sau Công nguyên tại Hierapolis, Phrygia, phía Đông của Đế quốc La Mã. Chủ của ông là Epaphroditus, Bí thư hành chánh của Nero. Từ khi còn rất nhỏ Epictetus đã biểu lộ một tài năng xuất chúng về tri thức; và Epaphroditus quá bị ấn tượng, đến nỗi ông gửi chàng trai trẻ đến La Mã để học với vị thầy Khắc kỷ chủ nghĩa nổi tiếng, Gaius Mosunius Rufus. Những tác phẩm của Rufus còn sót lại bằng tiếng Hy Lạp, bao gồm những luận cứ bênh vực cho quyền bình đẳng về giáo dục đối với phụ nữ, và chống lại đặc quyền của nam giới về tình dục trong hôn nhân; và tinh thần bình đẳng nổi tiếng của Epictetus chắc hẳn đã được nuôi dưỡng dưới sự giáo huấn của vị này. Epictetus trở thành môn đệ nổi tiếng nhất của Rufus, và sau cùng được giải phóng khỏi tình trạng nô lệ.
Epictetus giảng dạy tại La Mã cho đến năm 94 sau Công nguyên, khi Hoàng đế Domitian – bị đe dọa bởi ảnh hưởng ngày càng lớn của những triết gia, trục xuất ông khỏi La Mã. Ông trải qua phần còn lại của đời mình trong chốn lưu đày tại Nicopolis, trên vùng duyên hải phía Tây Bắc của Hy Lạp. Tại đó, ông thiết lập một ngôi trường triết học, và trải qua những ngày tháng của mình, thuyết giảng về cách sống với phẩm cách và sự thanh thản. Trong số những môn đệ lỗi lạc nhất của ông là chàng trai trẻ Marcus Aurelius Antoninus, về sau trở thành Hoàng đế của Đế quốc La Mã. Ông này là tác giả của Meditations mà những gốc rễ Khắc kỷ chủ nghĩa của nó nằm trong những học thuyết đạo đức của Epictetus.
Mặc dù Epictetus là một bậc thầy kiệt xuất về logic và tranh luận, ông không phô trương kỹ năng phi thường của mình về tu từ học. Ông là một vị thầy khiêm cung, thanh thản, luôn động viên những môn đệ của mình hãy xem trọng việc sống đời minh triết. Epictetus sống đúng như lời giáo huấn của mình: Ông sống một cách giản dị trong một túp lều nhỏ, không màng đến danh lợi và quyền lực. Ông qua đời vào khoảng năm 135 tại Nicopolis.
Epictetus tin rằng công việc cơ bản của triết học là giúp những con người bình thường đối mặt một cách hữu hiệu với những thách thức(6) của cuộc sống thường nhật, và xử lý những mất mát chủ yếu không thể tránh, những nỗi thất vọng và sầu muộn. Những giáo huấn của ông về đạo đức được tước bỏ tính đa cảm bi lụy, sự giáo điều của tôn giáo, và cái “vớ vẩn vô bổ” của siêu hình học. Nó là cuốn sách vỡ lòng đầu tiên và tốt nhất của phương Tây cho việc sống cuộc sống tốt nhất có thể được.
(6) Thông thường, triết học bị xem là một môn học trừu tượng, viển vông, xa rời cuộc sống. Nhưng với Epictetus, nó rất gần gũi và thiết thân với đời thực.
Trong khi nhiều bạn đọc quay sang những nguồn của phương Đông để tìm kiếm sự hướng dẫn phi tông phái về tâm linh thì phương Tây đã có, mặc dù bị bỏ quên, một kho tàng quan trọng và hữu ích của minh triết-hành động như thế. Là một trong những vị thầy khôn ngoan, mẫn tiệp nhất đã từng hiện hữu, những lời dạy của Epictetus sánh ngang với những lời dạy được chứa đựng trong nền minh triết vĩ đại nhất của văn minh nhân loại. Tác phẩm The Discourses, có thể sánh với Kinh Pháp cú của Phật giáo, hay Đạo đức kinh của Lão Tử. Những ai chê trách triết học phương Tây, cho rằng nó quá nặng về lý trí và chưa xem trọng cái chiều kích phi lý tính của cuộc sống, sẽ ngạc nhiên khi biết rằng Nghệ thuật sống thực sự là một triết học về sự tự do và bình an nội tại, một lối sống mà mục đích của nó là mang đến sự thanh thản cho tâm hồn ta.
Một phong vị bất ngờ kết hợp giữa Đông và Tây mang lại cho Nghệ thuật sống một sức sống đặc biệt. Một mặt, cái phong cách của nó không phản bác được là của phương Tây: Nó ca tụng lý tính và đầy những huấn thị về đạo đức, nghiêm khắc và nghiêm túc. Mặt khác, dường như có một làn gió nhẹ của phương Đông, khi Epictetus thảo luận về bản chất của vũ trụ. Sự mô tả của ông về Thực tại tối hậu chẳng hạn, mà ông đánh đồng với chính Thiên nhiên, thì vô cùng uyển chuyển và ảo diệu, khiến ta giật mình nhớ đến Đạo(7) (của Lão Tử, ĐTN).
Sách liên quan
Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe
Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.
Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?
- Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
- Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.