
Nguồn Gốc Của Văn Hóa Và Tôn Giáo – Vật Tổ Và Cấm Kỵ – Web tải sách miễn phí ebooks PDF
Giới thiệu & trích đoạn ebook
Chương I. NỖI XẤU HỔ LOẠN LUÂN
Con người được chúng ta biết đến trong các công trình nghiên cứu sự phát triển đã qua, thông qua những kỉ vật và công cụ đã chết mà nó lưu lại cho chúng ta, thông qua môn học về nghệ thuật, tôn giáo và thế giới quan của nó, những cái mà chúng ta đã gìn giữ hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp trên con đường truyền thống, trong lời nói, huyền thoại và cổ tích, thông qua những tàn dư của lối tư duy còn hàm chứa trong nghi lễ và thói quen riêng của chúng ta. Ngoài ra nó còn chứa đựng ngay trong những người đương thời với chúng ta; vẫn còn những con người khiến chúng ta tin rằng họ còn rất gần gũi với người nguyên thủy hơn là với chúng ta, từ đó ta nhận ra tổ tiên và đại diện trực tiếp của con người tiền sử. Chúng ta phán xét như vậy về các bộ tộc hoang dã và nửa hoang dã mà cuộc sống tinh thần của họ sẽ gây cho chúng ta một mối quan tâm đặc biệt, nếu như trong đó chúng ta có thể khám phá bước đầu tiên còn lưu lại trong sự phát triển của mình.
Nếu như điều kiện trên đây được đáp ứng, thì sự so sánh của “tâm lí học về các dân tộc tự nhiên”, như môn dân tộc học thường dạy, với tâm lí học về người bệnh tâm thần vốn trở nên quen thuộc qua tâm phân học, sẽ phải chứng minh vô vàn những tương đồng, và sẽ cho phép chúng ta nhìn nhận những cái vốn dĩ quen thuộc dưới một ánh sáng mới.
Bởi những lí do bên trong cũng như bên ngoài tôi lựa chọn trong so sánh của mình những nguồn gốc bộ tộc mà các nhà nhân chủng học xếp vào diện dã man lạc hậu và đói rách nhất, là cư dân bản địa của tân châu lục Australia còn bảo lưu được trong hệ động vật của nó nhiều dấu tích tiền sử chưa bị diệt vong như ở bất kì nơi nào khác.
Những thổ dân Australia được xem là một giống đặc biệt không hề cho thấy họ có họ hàng gì về vật lí cũng như ngôn ngữ với láng giềng của họ là các dân tộc Melanesia, Polynesia và Malaisia. Họ không hề xây nhà cửa cũng như lều bạt kiên cố, không hề cải tạo đất đai, nuôi giữ thú vật ngay cả con chó, không hề biết nghệ thuật nấu nướng. Họ nuôi thân chỉ bằng thịt mọi muông thú mà họ tóm được, và bằng rễ củ đào được. Họ không hề biết đến vua chúa hay tù trưởng, hội đồng của những người đàn ông trưởng thành quyết định mọi công việc chung. Thật đáng phân vân rằng người ta có được phép thừa nhận những dấu tích tôn giáo của họ dưới hình thức suy tôn những vật thể cao hơn hay không. Các bộ tộc gốc thuộc vùng sâu của châu lục quần tụ với nhau trong điều kiện hết sức khắc nghiệt bởi thiếu nước, tỏ ra nguyên thủy hơn các bộ tộc khác sống gần biển trên mọi phương diện.
Hiển nhiên là chúng ta không chờ đợi gì được ở những kẻ ăn thịt người đói rách đó, rằng họ cũng có cuộc sống tình dục theo nghiã chúng ta vẫn hiểu, rằng họ cũng phải chế ngự ở mức độ rất cao bản năng dục tính. Nhưng chúng ta lại phát hiện ra rằng họ đã tự qui định việc tránh các quan hệ giới tính loạn luân một cách nghiêm cẩn và khắc nghiệt. Tông thể tổ chức xã hội của họ xem ra là nhằm mục đích đó hoặc áp dặt được nó vào quan hệ.
Ở vị trí của toàn bộ các thiết chế còn thiếu tính tôn giáo và xã hội này của thổ dân Australia lại có thiết chế Totem giáo (Totemismus). Các bộ tộc Australia xé nhỏ ra thành nhiều nhóm hay chỉ họ, chúng được đặt tên theo vật tổ (Totem) riêng của mình. Vậy vật tổ (Totem) là gì? Về qui luật thì đó là mỗi một con vật, mỗi cái có thể ăn được, hiền lành hay nguy hiểm, đáng sợ, có quan hệ đặc biệt với toàn thể chi họ (Sippe), nhưng hiếm khi là một cái cây hay một lực lượng tự nhiên (mưa, nước). Bái vật trước tiên là ông tổ của chi họ, nhưng đồng thời cũng là thần hộ mệnh và cứu tinh của họ, người cho họ tiên tri, và nếu nó là vật nguy hiểm thì nó cũng nhận biết và tha thứ cho con cái. Những người thờ cúng vật tổ có nghiã vụ thiêng liêng và luôn luôn tâm niệm, rằng không được giết (tiêu diệt) vật tổ của mình và gìn giữ miếng thịt con vật tổ (hoặc phẩm vật khác mà vật tổ ban cho). Bản chất của vật tổ không nằm trong bản thân con vật riêng lẻ, mà là ở mọi cá thể của giống vật đó. Thời gian trôi qua, các buổi lễ được tiến hành, trong đó mọi người cùng vật tổ biểu diễn và tưởng nhớ đến các hành động và tính nết của vật tổ thông qua các vũ điệu tưng bừng.
Vật tổ được thừa kế theo mẫu hệ hay phụ hệ; kiểu đầu (mẫu hệ) chắc là hình thức đầu tiên phổ biến khắp nơi, sau đó nới được hình thức thứ hai (phụ hệ) thay thế. Tư cách thành viên của một vật tổ là cơ sở của toàn bộ các nghiã vụ xã hội của người Australia, một mặt nó xác định tư cách thành viên, mặt khác nó cưỡng bức theo dòng máu.
Vật tổ không hề có liên can gì đến đất đai và tính địa phương; người cùng vật tổ sống tách biệt nhau và chung sống hoà bình với thành viên của các vật tổ khác.
Và bây giờ chúng ta cuối cùng phải suy nghĩ đến tính sở hữu của Totem giáo, do tính sở hữu đó mà nhà tâm phân học quan tâm. Hầu như ở mọi nơi có vật tổ đều có một qui luật là, mọi thành viên cùng một vật tổ không được phép có quan hệ giới tính với nhau, tức là cùng không được phép lấy nhau. Đó chính là chế độ hôn nhân ngoại tộc đi liền với vật tổ.
Sách liên quan
Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe
Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.
Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?
- Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
- Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.