
Nguồn Gốc Trật Tự Chính Trị – Web Tải Sách Miễn Phí Ebooks PDF
Giới thiệu & trích đoạn ebook
Sách Nguồn Gốc Trật Tự Chính Trị của tác giả Francis Fukuyama mời bạn thưởng thức.
SUY TÀN CHÍNH TRỊ
Điểm thứ hai cho thấy một mối quan tâm cấp bách nhưng thường bị bỏ qua về tương lai của dân chủ. Các thể chế chính trị phát triển qua thời gian, thường chậm chạp và đau đớn, khi xã hội loài người cố gắng tự tổ chức để làm chủ môi trường sống của mình. Nhưng suy tàn chính trị xảy ra khi các hệ thống chính trị không điều chỉnh theo hoàn cảnh đang đổi thay. Điều này giống như quy luật bảo toàn của thể chế. Bản chất con người là động vật tuân theo quy luật: chúng ta bẩm sinh đã tuân thủ các chuẩn mực xã hội xung quanh mình, bảo vệ những quy tắc này với ý nghĩa và giá trị thường là tối cao. Khi môi trường xung quanh thay đổi và những thách thức mới phát sinh, thường có sự phân biệt giữa các thể chế hiện tồn và nhu cầu hiện tại. Các thể chế này được bảo hộ bởi các lực lượng bảo thủ, những người phản đối bất kỳ thay đổi căn bản nào.
Thể chế chính trị Mỹ có thể sẽ phải trải qua một phép thử quan trọng về khả năng thích ứng. Hệ thống chính trị của Mỹ được xây dựng xung quanh một niềm tin chắc chắn rằng quyền lực chính trị tập trung tạo ra mối nguy hiểm hiện hữu cho cuộc sống và quyền tự do công dân. Vì lý do này, Hiến pháp Mỹ được thiết kế với một loạt các cơ chế kiểm tra và cân bằng, mà theo đó các nhánh cấu thành nhà nước có thể ngăn chặn lẫn nhau trong việc trở nên chuyên chế. Hệ thống này đã vận hành tốt ở nước Mỹ với điều kiện là tại một số thời điểm quan trọng nhất định trong lịch sử khi nước Mỹ cần một chính quyền mạnh, họ có đủ khả năng tạo ra sự đồng thuận để thực hiện điều đó thông qua lãnh đạo chính trị.
Thật không may, không có bảo đảm nào về mặt thể chế rằng hệ thống nói trên sẽ luôn kiểm tra quyền lực chuyên chế trong khi vẫn cho phép thực thi quyền lực nhà nước khi có nhu cầu. Việc thực thi này phụ thuộc trước tiên vào sự tồn tại của đồng thuận xã hội cho mục tiêu chính trị, thứ vốn thiếu vắng trong đời sống chính trị Mỹ nhiều năm qua. Mỹ phải đối mặt với một loạt thách thức lớn, chủ yếu liên quan đến việc khắc phục tình hình tài chính dài hạn. Trong thế hệ vừa qua, người Mỹ đã chỉ tiêu cho bản thân mà không trả tiền thuế đầy đủ, hiện tượng đã trở nên trầm trọng hơn do việc tiếp cận tín dụng quá dễ dàng và bội chi ở cả cấp hộ gia đình và nhà nước suốt nhiều năm. Sự thiếu hụt tài khóa dài hạn và nợ nước ngoài đe dọa nền tảng của sức mạnh Mỹ trên toàn thế giới, trong khi các nước khác như Trung Quốc hưởng lợi từ đó một cách tương đối.
Trong số các thách thức trên, không cái nào quá lớn đến mức không thể giải quyết thông qua những hành động mạnh tay nhưng kịp thời. Nhưng hệ thống chính trị Mỹ, đáng ra nên tạo điều kiện hình thành sự đồng thuận, lại “thêm dầu vào lửa”. Quốc hội rơi vào tình trạng phân cực cao độ, khiến việc thông qua luật lệ trở nên vô cùng khó khăn. Lần đầu tiên trong lịch sử hiện đại, thành phần đảng Dân chủ bảo thủ nhất trong Quốc hội lại “tự do” hơn thành phần đảng Cộng hòa tự do nhất.
Số lượng ghế chênh lệch của phe thẳng trong Quốc hội chỉ khoảng 10% hoặc ít hơn – nghĩa là đảng nào cũng có cơ hội thắng -đã giảm dần từ gần 200 vào cuối thế kỷ XIX xuống chỉ còn hơn 50 ghế vào đầu những năm 2000. Cả hai đảng chính trị trở nên đồng nhất hơn về ý thức hệ và các cuộc tranh luận chủ kiến giữa hai bên trở nên mất giá trị. 10 Những kiểu chia rẽ này không phải chưa từng có trong lịch sử, nhưng trước kia, nước Mỹ có thể vượt qua chúng nhờ khả năng lãnh đạo mạnh mẽ của tổng thống, một điểu hiện vẫn thiếu vắng.
Tương lai của nền chính trị Mỹ không chỉ phụ thuộc vào chính trị mà còn phụ thuộc vào xã hội. Sự phân cực của Quốc hội phản ánh một xu hướng phổ biến đối với quá trình đồng nhất hóa ngày càng tăng giữa các vùng lân cận và khu vực, khi người Mỹ tự lựa chọn nơi sống theo ý thức hệ. Xu hướng chỉ gắn kết với những người có củng tư tưởng được khuếch đại mạnh mẽ bởi giới truyền thông, nơi sự phát triển của các kênh thông tin liên lạc lại làm suy yếu cảm nhận chung về tinh thần công dân. 12
Khả năng đối phó với những thách thức tài khóa của hệ thống chính trị Mỹ chịu ảnh hưởng không chỉ từ sự phân cực cánh Tả cánh Hữu của Quốc hội mà còn từ sự trỗi dậy và quyền lực của các nhóm lợi ích cố hữu. Công đoàn, doanh nghiệp nông nghiệp, công ty dược phẩm, ngân hàng và một loạt các nhóm vận động hành lang có tổ chức khác thường thực hiện quyền phủ quyết hiệu quả đối với những hoạt động lập pháp gây tổn hại đến túi tiền của họ.
Việc công dân bảo vệ lợi ích của mình là hoàn toàn hợp lý và hợp pháp trong một nền dân chủ. Nhưng tới một mức độ nhất định, hành động bảo vệ lợi ích này đi qua giới hạn, trở thành sự đòi hỏi đặc lợi, hoặc dẫn đến tình trạng bế tắc khi không một nhóm lợi ích nào có thể bị thách thức. Điều này giải thích mức độ gia tăng của sự phẫn nộ mang tỉnh dân túy đối với cả cánh Tả và cánh Hữu, vốn góp phần tạo ra tình trạng phân cực và phản ánh thực tế xã hội mâu thuẫn với các nguyên tắc chính danh của đất nước.
Sách liên quan
Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe
Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.
Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?
- Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
- Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.