Nguy Cơ – Khoa học & Chính trị về Nỗi Sợ Hãi – Đọc sách online ebook pdf
Giới thiệu & trích đoạn ebook
XÃ HỘI NGUY HIỂM
Franklin Delano Roosevelt đã biết được một số điều về tâm lý sợ hãi. Tại thời điểm ông tuyên thệ nhậm chức để trở thành vị Tổng thống thứ 32 của nước Mỹ thì nỗi sợ hãi đang giống như một màn sương mù dày đặc và xám xịt lởn vởn khắp Washington. Đó là thời điểm tồi tệ nhất của cuộc Đại Khủng hoảng. Các ngân hàng lần lượt đổ sập như một hiệu ứng Domino và hơn một nửa số ngành sản xuất công nghiệp của nước Mỹ đã biến mất. Giá nông sản sụt giảm nghiêm trọng, cứ bốn công nhân thì có một người thất nghiệp, và 2 triệu người dân Mỹ lâm vào tình cảnh mất nhà cửa.
Đó là thời điểm mà vận mệnh của cả nước Mỹ được giao phó vào một người đàn ông bị liệt nửa người, người đã suýt nữa thiệt mạng trong một vụ ám sát một tháng trước đó. Bà Roosevelt đã dùng từ “kinh hãi” để nói về diễn văn nhậm chức của chồng mình.
Trong bức thông điệp đầu tiên trên cương vị Tổng thống, Roosevelt đã nói rất thẳng thắn về tâm lý của nước Mỹ trong những ngày này: “Tôi chắc chắn rằng những đồng sự của tôi trông chờ trong lễ nhậm chức của mình, tôi sẽ thể hiện một thái độ vô tư, và đưa ra một quyết định trên cơ sở sức ép từ tình trạng hiện nay của đất nước chúng ta…” “… Rõ ràng đây là thời điểm để nói về sự thật, về toàn bộ sự thật, một cách thẳng thắn và dũng cảm. Chúng ta cũng không cần phải lưỡng lự khi dũng cảm đối mặt với những điều kiện hiện tại của đất nước chúng ta. Quốc gia vĩ đại này sẽ phải tiếp tục chịu đựng như đã từng chịu đựng, sẽ hồi sinh và sẽ thịnh vượng. Do đó, trước tiên, hãy cho phép tôi được khẳng định niềm tin chắc chắn rằng điều duy nhất mà chúng ta phải sợ chính là bản thân nỗi sợ hãi – những nỗi khiếp sợ không tên, vô cớ và không chính đáng đã làm tê liệt những nỗ lực cần thiết để điều chỉnh kịp thời tình hình.”Tất nhiên Roosevelt biết rằng có rất nhiều những thứ khác để phải lo sợ chứ không riêng gì bản thân nỗi sợ hãi. Nhưng ông cũng biết rằng vấn đề nghiêm trọng của nước Mỹ là “nỗi sợ hãi không rõ nguyên nhân” sẽ khiến cho mọi thứ trở nên tồi tệ hơn rất nhiều bằng cách làm xói mòn niềm tin vào nền dân chủ tự do và gắn chặt con người ta vào những giấc mơ điên rồ. Cuộc Đại Khủng hoảng(1) có thể làm tổn hại tới nước Mỹ. Nhưng nỗi sợ hãi thậm chí còn có thể huỷ hoại cả đất nước này.
Đây là một sự hiểu thấu mang tính lịch sử còn hơn cả bản thân nước Mỹ. Những lời của Roosevelt là từ Henry David Thoreau. Về phần mình, Thoreau lại chịu ảnh hưởng của Michel de Montaigne, người từ hơn 350 năm trước đã viết rằng: “Thứ mà tôi sợ nhất chính là nỗi sợ hãi.”
Nỗi sợ hãi có thể là một cảm giác mang tính suy diễn. Khi chúng ta lo lắng về một mối nguy hiểm, chúng ta sẽ dành nhiều sự chú ý hơn tới nó và phản ứng tại những nơi được cho là có mối nguy hiểm đó. Nỗi sợ hãi giúp chúng ta sống sót và phát triển. Không hề là phóng đại khi nói rằng loài người chúng ta mắc nợ (hay biết ơn) nỗi sợ hãi, một món nợ liên quan tới sự tồn tại của chúng ta. Nhưng “nỗi sợ hãi không rõ nguyên nhân” thì lại là chuyện khác. Nỗi sợ hãi không rõ nguyên nhân ấy có thể hủy hoại nước Mỹ trong cuộc Đại Khủng hoảng. Nó đã giết chết 1.595 người bằng cách thuyết phục họ chuyển từ đi lại bằng máy bay sang đi ô tô sau vụ khủng bố ngày 11 tháng 09. Và ngày nay, càng ngày càng có nhiều sự hiện hữu của các nỗi sợ hãi không rõ nguyên nhân tại tất cả các nước phương Tây, điều này khiến chúng ta càng lúc càng đưa ra những quyết định ngớ ngẩn hơn khi giải quyết những nguy cơ mà chúng ta phải đối mặt trong cuộc sống hàng ngày.
Mối nguy hiểm và nỗi sợ hãi là những chủ đề nóng của các nhà xã hội học, những người đã đi tới một nhận thức chung rằng chúng ta, những người đang sống trong các quốc gia hiện đại đang trở nên lo lắng nhiều hơn so với các thế hệ trước chúng ta. Một số người nói rằng chúng ta đang sống trong một nền văn hóa của nỗi sợ hãi: chủ nghĩa khủng bố, tin tặc, ma tuý, cúm gia cầm, các sinh vật đột biến gen, thực phẩm ô nhiễm. Có cảm giác rằng những mối đe dọa mới nảy nở như những loại nấm độc. Biến đổi khí hậu, các chất gây ung thư, “hội chứng béo phì”, các loại thuốc trừ sâu, bệnh SARS, cúm gia cầm, và các bệnh liên quan đến các loại thực phẩm thịt. Danh sách này càng lúc càng dài. Mở một tờ báo, xem mục tin chiều, vào bất cứ ngày nào, người ta cũng có cảm giác đây là cơ hội để cho một ai đó – một nhà báo, nhà hoạt động, một cố vấn, một nhà lãnh đạo, hay một chính trị gia – cảnh báo về một “hội chứng” của một cái gì đó đang đe dọa bạn và những người thân yêu của bạn.
Thường thường, những nỗi lo sợ kiểu này sẽ bùng lên thành những nỗi kinh hoàng. Gần đây, những nỗi lo sợ thường bắt đầu hình thành từ các công viên hay các phòng chat Internet. Trong những năm đầu thập kỉ 90 nỗi sợ hãi có nguồn gốc từ những cảm xúc mạnh mẽ trên đường. Một thập kỉ trước, đó là bệnh mụn giộp, những tà giáo, bệnh bò điên, những vụ nổ súng tại trường học, hoạt động buôn bán cocain. Tất cả những mối nguy cơ này như thể đã chạy đua để vươn lên dẫn đầu trong danh sách những mối quan tâm của xã hội, rồi lại tụt xuống nhanh như khi chúng được đẩy lên cao. Tuy nhiên, có một số “đợt sóng” như vậy tràn lên và chiếm ưu thế không chỉ thời điểm hiện tại mà cả sau này. Một số khác thì trượt dần xuống mức chỉ còn là những mối phiền toái nho nhỏ, và không bao giờ người ta nghe nói tới chúng nữa. Bệnh mụn giộp chẳng hạn.
Sách liên quan
Kẻ Trăn Trở – Đọc sách online ebook pdf
Lương Hoài Nam
Đại Thần Em Nuôi Anh – Đọc sách online ebook pdf
Thiểm Đạm Ngữ
Giấc Mơ Trung Quốc – Đọc sách online ebook pdf
Lưu Minh Phúc
Trần Duyên – Đọc sách online ebook pdf
Yên Vũ Giang Nam