
Nhắc Lại Chuyện Nghiên Mực Tức Mặc Hầu – Web Tải Sách Miễn Phí Ebooks PDF
Giới thiệu & trích đoạn ebook
Sách Nhắc Lại Chuyện Nghiên Mực Tức Mặc Hầu của tác giả Bùi Thụy Đào Nguyên
II.Nghi án: Có phải ông Diệm là người chịu trách nhiệm về sự mất tích nghiên mực của vua Tự Đức?
Người đầu tiên đưa ra vấn đề này là cố học giả Vương Hồng Sển, mà tôi vừa nói đôi chút ở đoạn trước.
Ở đây, tôi xin ghi thêm đôi ba dòng do cụ viết, cũng nằm trong sách nêu trên:
“Khi ông (chỉ Ngô Đình Diệm) lên tột phẩm nấc thang danh vọng, thì có người ở Huế biết chỗ nhược của ông và để củng cố địa vị cho mình, bèn ôm nghiên mực vào Sài Gòn tấn cống. Tôi biết chắc việc ấy vì từ năm 1959 đến năm 1962 mấy lần ra Huế, tôi hỏi thăm thì ngoài ấy nói với tôi Tức MặcHầu đã vào Nam”.
Ở một đoạn văn khá dài khác, cụ Sển còn tỏ ý trách ông Diệm quá tham lam, xin trích một ít:
Đến đây tôi trở lại chuyện một người mê cái nghiên Tức Mặc Hầu hơn tôi bá bội. Mê đến bất chấp lương tâm. Người đó khi đã chết, người ta lập biên bản thống kê tài sản mới biết y muốn lưu di 50 kí lô vàng (theo công báo của chính phủ Sài Gòn trước ). Ấy mà thuở sanh tiền, ông có tiếng là thanh liêm số dách. Đã ham hai chữ thanh liêm, lại ham chi cái Nghiên Tức Mặc Hầu…
Nhà nghiên cứu về Huế, ông Nguyễn Đắc Xuân trong bài “Nhớ thầy Vương Hồng Sển, đi tìm nơi ẩn náu của chiếc nghiên mực Tức Mặc Hầu của vua Tự Đức”, thì đại khái là: trước sau chỉ có hai người là ông và cụ Sển lên án ông Diệm đã chiếm công vi tư, đã tham lam nhận cái nghiên mực về làm của riêng cho mình.
Nhưng sau khi hai bài viết trên được công bố rộng rãi, đôi ba tác giả khác đã đồng đưa ra những chứng cứ phản bác lại:
-Ông Vĩnh Phúc trong cuốn Những huyền thoại và sự thật về chế độ NgôĐình Diệm, đã ghi lại những xác nhận của B.S Trần Kim Tuyến (là người chỉ huy hệ thống an ninh mật vụ của ông Diệm trong suốt giai đoạn 1956–1963) để bác bỏ những đồn đãi về việc ông Diệm “chiếm công vi tư”:
Có những người như Quách Tòng Đức, Cao xuân Vỹ và nhất là Hoàng Bá Vinh đều quả quyết chẳng bao giờ nhìn thấy nghiên mực nào cả.
Trong dinh lại có ba nguời thường ra vào thường xuyên phòng ông Diệm là bí thư Võ văn Hải, Đại úy Bằng hầu cận và ông già An, người bỏ già. Trừ ông Hải, hai người kia thường có dịp trò truyện, kể cho ông Tuyến nghe. Nhưng tuyệt nhiên, không có ai nói về nghiên mực đó cả. Chính cụ Sển cũng đã dò hỏi ông Giá là người chịu trách nhiệm bảo quản các vật dụng trong Dinh, nhưng ông bảo không bao giờ trông thấy nghiên mực. (trang 457).
-Ông Phạm Thắng Vũ đã viết thư hỏi ông Nguyễn Hữu Duệ, người mà hơn 40 năm trước đã làm việc gần bên Ngô Đình Diệm trong nhiều năm trời. Nhờ địa vị này mà ông Duệ biết nhiều chuyện riêng tư của gia đình họ Ngô .
Khi được hỏi về chuyện cái nghiên mực Tức Mặc Hầu trong các bài viết của cụ Vương, thì chính ông Duệ đã biên thư trả lời là:
Chuyện của ông thắc mắc về bài viết của cụ Vương Hồng Sển về nghiên mực Tức Mặc Hầu tôi cũng có đọc, nhưng tôi thấy cụ Sển viết là cụ không thấy mà chỉ nghe nói; và cũng chưa ai thấy ông
Diệm giữ nghiên mực này và theo ý tôi cụ Diệm ăn ngủ và làm việc trong 1 phòng ở dinh Gia Long mà chúng tôi ra vào nhiều lần, nhưng không một ai trông thấy .
Về chữ Nho cụ Diệm rất giỏi nhưng tôi không thấy cụ dừng bút lông viết bao giờ. (Thư gửi ngày 18-03-2004, viết từ thành phố San Diego, tiểu bang California-USA )…
Ý của người soạn bài này:
Nhân đọc được những điều hoài nghi về sự “biến mất” nghiên mực Tức Mặc Hầu của ông Phạm Thắng Vũ đăng trên net, nên tôi muốn nhắc lại vấn đề và qua đây, cũng xin được nói rõ:
Tôi không đủ chứng cứ để đổ lỗi hay thanh minh cho ai, mà chỉ muốn một lần nữa, tiếp sau cố học giả họ Vương, để thốt lên lời thiết tha rằng:
Nghiên mực vừa kể trên là một quốc bảo, nếu bấy lâu nay có ai may mắn gìn giữ hay biết được tin tức gì về vật ấy, nên cung cấp thông tin, đem trả hoặc cho chuộc lại bằng một thứ nào đó để đất nước ta không mất đi vật báu “có một không hai”này.
Vì ngoài giá trị là một món “đồ cổ, biết tự tươm mực”; vật dụng này còn một giá trị to tát hơn nhiều, mà theo tôi đây mới là giá trị vô giá và “có mộtkhông hai”của nghiên quí:
Đó là trong 36 năm trị vì của Tự Đức, mảng thơ văn do vua sáng tác và những dòng châu phê của nhà vua ở những bản tấu sớ trong suốt ngần ấy năm “dầu sôi lửa bỏng”, tức là từ thời kỳ “thù trong giặc ngoài”, rồi đến cảnh “nước mất nhà tan”… Ngòi bút của nhà vua chắc chắn ít nhiều đã lấm những giọt “lệ mực”, từ nghiên mực“vô tri” này…
III.Vài lời trước khi tạm biệt bạn đọc:
1/Cụ Vương Hồng Sển là một học giả uy tín, có hiểu biết sâu rộng, nhưng do thói quen viết, cụ ưa tán rộng bàn thêm, đôi lúc viết theo trí nhớ nên có thể hơi khác sự thật đôi chút.
Trong bài viết nói về nghiên mực Tức Mặc Hầu của cụ, ta thấy cụ tán dương hơi quá: Đàng này, trước khi tôi hà hơi vào, rõ ràng cục đá vẫn khô ráo cho nên tôi cầm nó mà không bẩn tay, thế mà tại sao có chút hơi “ cầm thực” thổi vào để mượn sức, thì tức khắc bảy tám chỗ “cù dục nhãn”kia, bèn thi hành phận sự…mà tiết ra đủ số mực cần thiết.Ồ, sướng quá, thần bí quá và quí hóa quá!
Sách liên quan
Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe
Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.
Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?
- Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
- Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.