
Nhân Sinh Duy Tân – Đọc sách online ebook pdf
Giới thiệu & trích đoạn ebook
VIỆC TĂNG DẦN TẦNG LỚP ƯU TÚ CŨNG KHÔNG PHẢI NGOẠI LỆ
Ngoài ra, cũng có trường hợp những người giỏi tranh luận có thể dùng sức mạnh của số đông để biến các vấn đề được điều tra thành việc đúng đắn. Nếu đi theo chế độ dân chủ bao gồm cả vấn đề trên, áp dụng những điều tôi đề cập đến ở đoạn trích phía trên, thì dù có nâng cao trình độ đại chúng đến đâu cũng không thể tạo ra một chính phủ tốt được. Để tạo được nó, cần phải có tầng lớp ưu tú đi đầu để dẫn dắt đám đông.
Trong bài blog tôi viết vào tháng năm năm 2013, tựa đề “Nhật Bản hiện nay: “Vì người dân thế này nên mới tạo thành chính phủ như vậy,” tôi đã chỉ ra rằng: “Như chúng ta thấy trong lịch sử, không hề phóng đại khi nói rằng chính phủ của những quốc gia xao lãng việc đào tạo tầng lớp ưu tú không thể hoạt động tốt… Tầng lớp ưu tú này là những người học rộng biết nhiều, có tính cách trung lập, luôn mài giũa các kĩ năng cần thiết để trở thành lãnh đạo. Với cuộc sống thực tế hàng ngày, họ luôn luôn tích lũy kinh nghiệm qua thực tiễn, luôn hành động, có tinh thần tự cải thiện bản thân, phấn đấu để làm tốt nhất có thể. Nếu không có nhóm người ưu tú như vậy, việc xã hội rơi vào tình trạng quần chúng thống trị là không thể tránh khỏi.”
Tôi nghĩ rằng, việc đào tạo và huấn luyện tầng lớp ưu tú một cách đúng đắn chắc chắn sẽ giống như câu trích trong chương 19, Tử Trương, điều sáu của Luận Ngữ. Trong đó, Tử Hạ viết: “Bác học nhi đốc chí, thiết vấn nhi cận tư, nhân tại kì trung hỉ” – nghĩa là “Học rộng, kiên định chí hướng, hỏi điều thiết thực, nghĩ đến việc có liên quan đến mình, đạo nhân ở trong đó.” Nhìn chung, chúng ta cần phải đứng trên quan điểm “làm sao để đào tạo một lớp người ưu tú và phân chia họ dẫn dắt nhiều lĩnh vực khác nhau” để suy nghĩ và cải tổ phương pháp giáo dục.
Phía trên là toàn bộ bài blog trong loạt “Nhật kí của Kitao Yoshitaka” được tôi viết từ ngày 14 tháng ba năm 2014.
Tôi bắt đầu viết loạt blog này vào ngày 12 tháng bốn năm 2007. Nội dung của loạt nhật kí này trải dài trên nhiều lĩnh vực, hiện nay cũng đã được tôi công bố trên trang facebook của mình.
Cuốn sách chính là tổng hợp những bài blog đó. Với cuốn sách đầu tiên có tựa đề Nhìn thấu thời cuộc, sau đó là những cuốn Khi do dự, không nên thay đổi; Mở rộng nhận thức; Hiểu về tình hình hiện tại; Học từ các nhà hiền triết cổ đại; Chỉnh đốn tiêu cực, cho đến nay tôi đã có sáu cuốn sách được xuất bản.
Cuốn sách này bao gồm những bài viết từ tháng 10 năm 2013 đến ngày 30 tháng chín năm 2014 trong blog của tôi.
Tựa đề của cuốn sách là Nhân sinh duy tân. Hiền đại phu của nước Vệ, Cù Bá Ngọc, đã nói trong Nguyên Lộ Huấn, một chương của Hoài Nam Tủ rằng: “Niên ngũ thập nhi tri, tứ thập cửu phi” (Tôi năm nay 50 tuổi, nhìn lại 49 năm vẫn còn quá nhiều lầm lỗi). Những “lầm lỗi” này nói đến những sự kiện lịch sử khá nổi tiếng, và được tiếp tục bởi câu nói, “Niên lục thập nhi, lục thập hoa” (60 năm sống trên đời là 60 năm biến đổi). Nhiều người hiểu ý của ông trong câu đầu như sau: Khi nhìn lại những năm tháng không còn có thể lamf lại, biết được những lỗi lầm của bản thân trong 49 năm tuổi đời, được khai sáng về cuộc sống sai lầm trước đây, ông đã có một động lực mới để thay đổi cuộc đời. Ở câu sau, “60 năm biến đổi” hàm ý về những thay đổi diễn ra cho đến tận khi ông 60 tuổi. Chúng ta cần phải duy tân, thay đổi bản thân, phải liên tục phát triển đến tận cùng.
Mặc dù phía trước sẽ là thời kì khó khăn, nhưng bằng những kiến thức đã học được từ cổ văn Trung Hoa nói riêng và cổ văn Đông Tây nói chung, tôi sẽ đưa cho bạn chiếc chìa khóa để duy tân bản thân và mở rộng tầm nhìn thời đại, thông qua việc suy nghĩ và ứng dụng những gợi ý được tôi nêu ra trong cuốn sách.
Rất cảm ơn các bạn vì đã mua và đọc cuốn sách này[2].
Một ngày lành, tháng 11 năm 2014
[1] Chủ nghĩa dân túy, có thể xem là một hệ tư tưởng, triết học chính trị hay một dạng luận điểm của tư tưởng chính trị xã hội trong đó so sánh “nhân dân” với tầng lớp “tinh hoa,” bảo vệ nguyện vọng và quyền lợi cho nhân dân, kêu gọi sự thay đổi hệ thống chính trị và xã hội.
[2] Bạn đọc cần lưu ý: Đây chỉ là những quan điểm, suy nghĩ của riêng tác giả dựa trên hiện thực Nhật Bản nên chúng không phản ánh được quy luật khách quan chung (BT).
THỰC THI QUYỀN TỰ VỆ TẬP THỂ LÀ ĐƯƠNG NHIÊN
Ngày 15 tháng 5, sau khi nhận được báo cáo của Hội nghị các chuyên gia yêu cầu thay đổi Chính sách đảm bảo an ninh, thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã thể hiện rõ tư tưởng sẽ mở rộng vai trò của Đội tự vệ nhằm đảm bảo an ninh bằng nhiều hình thức, nhưng cho dù việc thực thi quyền tự vệ tập thể là chuyện đương nhiên thì tại sao chính phủ vẫn giữ lập trường phản đối cứng rắn, phải chăng có một lực lượng đang chi phối quyền lực chính trị trong lĩnh vực này? Tôi thấy rất khó để lý giải.
Về vấn đề này, trong bản báo cáo “Hội đàm về tái cấu trúc cơ sở pháp luật của luật bảo đảm an ninh” có nhiều ý kiến chỉ ra rằng, “Ngay trong Điều ước Hòa bình với Nhật Bản nhằm khôi phục lại quyền tự chủ của đất nước (Điều ước Hòa bình Fransico) có hiệu lực từ tháng bốn năm 1952 cũng thừa nhận đất nước ta có quyền tự vệ cá nhân hay tập thể hoặc tham gia vào các biện pháp đảm bảo an ninh tập thể; hay khi gia nhập Liên Hợp Quốc tháng chín năm 1956, chúng ta cũng không bảo lưu ý kiến về các biện pháp đảm bảo an toàn tập thể của Liên Hợp Quốc cũng như quyền tự vệ cá nhân hay tập thể đối với các nước thành viên trong Hiến chương Liên Hợp Quốc (điều 51).”
Sách liên quan
Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe
Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.
Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?
- Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
- Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.