
Như Áng Mây Trôi – Web Tải Sách Miễn Phí Ebooks PDF
Giới thiệu & trích đoạn ebook
Sách Như Áng Mây Trôi của tác giả Mang Viên Long mời bạn thưởng thức.
II. Và Lớn Lên Trong Bất Hạnh
Trong chín năm kháng chiến (1945 – 1954), ở quê tôi không có hoạt động tín ngưỡng, mọi hình thức “thờ cúng” chỉ làm kín trong gia đình, nhưng cũng rất ít người dám làm việc ấy. Chúng tôi sống âm thầm như cỏ cây, lớn lên trong lạc lõng và cô độc. Chiến tranh và hận thù trong bao năm của thời tuổi thơ vắng lặng, không để lại trong tôi một hình ảnh êm ái, đáng nhớ nào. Tôi bắt đầu có ý thức dần về hai tiếng “mồ côi” là như thế nào, trong đời sống khó khổ, bơ vơ của mình: không ai ngó ngàng đến những cảnh đời côi cút, ngay cả những người bà con. Tôi đã biết xúc động với những câu ca dao mà chị Thục thường hát cho tôi nghe – cảm thấy người xưa đã có nbững ghi nhận thật đáng khâm phục: “Mồ côi tội lắm bớ trời. Đói cơm không ai đỡ. Lỡ lời không ai binh”, hay “ Con không cha như nhà không nóc” –“Còn cha còn mẹ thì hơn/ mất cha mất mẹ như đờn đứt dây. Nhà “không nóc” có thể gọi là một ngôi nhà không? Còn cây đàn đã đứt hết dây, không còn ngân lên một âm thanh nào, có đúng nghĩa là một “cây đàn” không?
Khi hiệp định Genève về chiến tranh Việt Nam vừa được ký kết ở Thụy sĩ, tin đình chiến đã lan xa khắp mọi miền của liên khu V. Chấm dưt chiến tranh, là chấm dứt chết chóc vì bom đạn hận thù ngày đêm rình rập, đe dọa (..); tất cả đều vui mừng khôn xiết! Tôi chỉ hiểu rằng, từ nay tôi sẽ không còn sợ máy bay, không sợ bom đạn, không còn vội vã chạy nhàyxuống hầm, không còn nghe những lời phẫn nộ giai cấp hằng đêm trong sân nhà lầu được tráng xi măng rộng mát của tôi làm nơi họp của thôn nữa. Chỉ bấy nhiêu thôi, cũng khiến cho chị Thục và tôi nhìn nhau cười ấm áp.
Sau năm 1952 – mẹ tôi mất, chị Thục vừa được 12 tuổi, nhưng đã thay bà lo cho tôi từng bữa cơm rau khoai, chằm vá từng mảnh áo quần rách, đêm ngủ cạnh tôi để kể chuyện “đời xưa” không đầu đuôi cho tôi chìm vào giấc ngủ, rồi canh chừng tiếng máy bay (hay tiếng đạn canon bắn lên từ hướng biển Qui Nhơn) để gọi dậy đưa tôi ra hầm – nhất là hằng ngày khi nghe tiêng máy bay “u u u “ từ xa đã vội vã chạy réo tên tôi khi nhìn ra sân nhà không thấy bóng tôi đâu.
Tôi đã học qua hai lớp một và hai trong lớp học bình dân ban đêm với cây đèn chai dầu dừa, cây bút chì, và xấp lá chuối còn tươi hay đã phơi khô làm vở tập viết. Tôi đã đọc được, và làm thông bốn phép toán căn bản. Chị Thục học trên tôi một lớp nhưng ngồi chung phòng, nên chiều xuống, sau bữa cơm khoai mì rau lang luộc mắm cua vội vàng, là chị đưa tôi đi qua dãy phố chợ tối thui, hoang vắng, để đến lớp. Chúng tôi lầm lũi sống như hai con thỏ hoang.
Sau năm 1954, đất nước không còn chiến tranh, nhưng đã bị chia cắt. Tôi vào học lớp ba trường làng. Chị Thục nghe lời anh Nguyên phải ở nhà lo việc nội trợ, không còn được đi đến trường nữa! Ba năm ở bậc tiểu học, tôi là học sinh khá giỏi, nhưng cũng sẽ rất khó để thi đậu vào đệ thất trường công lập Cường Đễ ở Qui Nhơn; bởi toàn tỉnh chỉ có hai trường trung học công lập là Cường Đễ và Tăng Bạt Hổ ở Bồng Sơn (phía bắc tỉnh). Bên cạnh hai trường công, cũng có vài trường trung học tư thục đệ nhất cấp (từ lớp đệ thất đến đệ tứ) được phép mở ở thị xã Qui Nhơn, rồi sau này ở An Nhơn – nhưng dành cho những học sinh con nhà khá giả, chứ không phải tôi! Anh tôi đã nói: “Nếu mày thi không đậu được vào trường Cường Đễ, thì ở nhà học nghè chụp hình với tao, hay nghề gì đó, mà làm kiếm sống!” Dù anh không nói, tôi vẫn biết rõ điều nầy, bởi anh chưa hề quan tâm đến hai chị em tôi từ ngày mẹ tôi mất, dù chỉ là tấm áo quần ngày Tết, hay những lúc ốm đau cần sự săn sóc thuốc men nói chi đến chuyện lo ăn học cho tôi ở xa nhà, hay phải tốn tiền cơm tháng? Tôi ngày đêm nhớ nghĩ đến mẹ, và lời cầu nguyện “Nam mô Quán thế âm Bồ tát” đã được mẹ tôi dạy lúc xưa… Tôi đã thi đậu vào trường trung học Cường Đễ niên khóa 1958 với điểm số khá cao. Trong thị trấn, chỉ có bốn học sinh thi đậu vào Cường Đễ, trong đó có người ban thân thiết hằng ngày cùng rủ nhau đi học là Đặng Tấn Tới. Không giống như các bạn chỉ vui mừng khi nghe tin, phần tôi vui thì ít, mà nỗi lo lại gấp nhiều lần. Tuy là đã thi đậu, nhưng chưa chắc anh Nguyên đã giữ lời hứa, vui lòng cho tôi xuống Qui Nhơn trọ học như các bạn vì anh vừa cưới vợ! Vợ của anh tỏ ra rất lạnh lùng với hai chị em tôi. Ít khi chị hỏi han hay nhắc nhở chị em tôi điều gì, ngoài chuyện giao công việc cho chị tôi phải làm hằng ngày…
Chị tôi là người giúp việc cho gia đinh: nấu ăn, giặt giũ, don dẹp nhà cửa, trông cháu.
Tôi là người “phụ việc” cho anh tôi với nghề chụp hình: quay máy nổ (khi có khách đến chụp hình), rửa phim, làm láng ảnh, cắt ảnh, đón khách. Tôi thường xuyên bị anh “dán trứng vịt” lên đầu, dầu chỉ là một sơ suất nhỏ, hay một sự rủi ro (như làm vỡ một chiếc ly, một cái chén ăn cơm); còn chị tôi thì không. Anh thường dùng nấm tay đánh vào đầu tôi, và ngay sau đó chỗ bị đánh sưng vù như cái trứng vịt. Không phải một “trứng” mà ít nhất, mỗi lần bị goi tên vào, cũng nhận từ hai, ba cái trở lên. Tôi không dám khóc, dầu đau điếng ở đầu như búa bổ, mà chỉ ôm đầu chạy ra trốn sau vườn, hay chui trong xó nhà bếp với chị. Chị tôi không bị đánh, nhưng chị khóc nhiều hơn tôi. Chị lấy nước lạnh đỏ lên đầu tôi, lấy bàn tay xoa nhẹ cho giảm đau, rồi lấy nước muối thấm vào chiếc khăn mặt của chị, áp vào chỗ sưng cho tan máu bầm!
Sách liên quan
Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe
Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.
Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?
- Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
- Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.