Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân chưa có điều kiện mua sách giấy, hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau mọi bản quyền thuộc về Tác Giả & Nhà Xuất Bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

TÌNH BÁO MỸ THÂM NHẬP VIỆT NAM TỪ BAO GIỜ?

Vào những năm đầu tiên của thể kỳ này, khi thực dân Pháp đầy mạnh việc bòn rút các tài nguyên Đông Dương đưa về chính quốc, hầu như toàn bộ công cuộc kinh doanh khai thác trên dải đất thuộc địa này đều nằm trong tay các công ty tư bản người Pháp. Tuy nhiên, một số các nhà kinh doanh Anh, Mỹ, Hà Lan,…cũng vẫn cố len vào được, chiếm lĩnh những lĩnh vực mà tư bản Pháp không thể vươn tới.

Lúc này, các công ty dầu mỏ Shell, Callex, Standard Oli đang đẩy mạnh việc khai thác dầu mỏ ở Inđônêxia, hồi đó còn gọi là Nam Dương và cũng đang ráo riết tìm thị trường tiêu thụ. Từ Nam Dương, dầu mỏ đã được đưa bằng đường biển tới Hải Phòng và Sài Gòn để rồi từ đó lại phân phối đi tất cả cơ sở của chính quyền thực dân Pháp trên toàn cõi Đông Dương, đồng thời bán lẻ cho cả nhân dân Việt Nam, Lào, Campuchia dùng vào việc thắp sáng.

Chính trong những năm này, chiếc đèn thắp bằng dầu mỏ do Mỹ chế tạo, với tên gọi phổ biến là “đèn dầu Hoa Kỳ” đã tuần tự thay thế những ngọn đèn thắp bằng đầu lạc cồ xưa của Việt Nam. Với mặt hàng kinh doanh hầu như độc quyền này, các công ty lũng đoạn Mỹ đã kiếm được khá nhiều lợi nhuận.

Cho tới trước khi bùng nổ chiến tranh thế giới thứ hai, thậm chí ngay cải khi quân đội Nhật Bản đã kéo vào Đông Dương hồi tháng 9 năm 1940 rồi phải đến cuộc chiến tranh Thái Bình Dương ngày 7 tháng 12 năm 1941, các đại lý dầu mỏ của Mỹ, Anh, Hà Lan đặt tại các cửa biển Hãi Phòng, Sài Gòn, Đà Nẵng (hồi đó còn gọi là Tuaran hoặc Cửa Hàn) vẫn tiếp tục làm ăn phát đạt.

Giám đốc chi nhánh công ty dầu mỏ Slandarde Oil của Mỹ đặt tại Hải Phòng trong khoảng thời gian này là Aontin Glatxơ, một người Mỹ nói tiếng Pháp khá thạo, giao thiệp rộng.

Từ Hải Phòng, công ty Standard Oli của Mỹ có cả một hệ thống đại lý suốt dọc đường 5 tới Hà Nội, ,rồi từ Hà Nội lại trải dài theo con đường thuộc địa số 1qua các thành phố, tỉnh lị, thị trấn tới tận Sài Gòn. Phụ trách các đại lý dầu mỏ này đều là người Việt Nam hoặc người Hoa do Aontin Glatxơ tuyển mộ, trả lương tháng hoặc cho hưởng hoa hồng, thanh toán sau khi tiêu thụ hết hàng.

Vốn là một nhà kinh doanh cần cù, năng nổ, ông Aontin Glatxơ thường tận dụng con đường “xuyên suốt Đông Dương” để đi thăm các đại lý đặt rải rác ở khắp các địa phương rất chăm chỉ, đều đặn. Mỗi chuyến đi như vậy ông thường kết hợp cả việc du ngoạn thưởng thức phong cảnh, quan tâm đến cả phong tục tập quán của các dân tộc.

Chi nhánh Standard Oil do Aontin Glatxơ đứng đầu cũng có những quan hệ chặt chẽ với các chi nhánh bạn, nhất là với hãng Callex (tên gọi một công ty dầu mỏ Mỹ kết hợp giữa các nhóm thuộc bang Caliphonia và bang Têchxớt).

Đứng đầu chi nhánh dầu mỏ Caltex là Laorenxơ Gođơn, một người Anh ra đời ở Canada và làm việc cho công ty dầu mỏ Mỹ. Năm 1940 khi quân dội Nhật Bản đổ bộ lên Hải Phòng được ít ngày. Người ta thấy ông Gođơn trở về Mỹ báo cáo công việc kinh doanh với ban giám đốc, đặt trụ sở tại thành phố Caliphonia.

Cuối năm 1941, Ông Gođon đang chuẩn bị lên đường trở lại Hải Phòng thì đột nhiên Nhật Bản mở cuộc tiến công vào hàng loạt các vị trí chiến lược của Mỹ, Anh, Hà Lan trong khu vực Châu Á và Thái Bình Dương. Gođon không đi Đông Dương nữa nhưng cũng không ở lại Caliphonia mà lại đi Ấn Độ và dừng lại Niuđêli khá lâu.

Chỉ sau khi chiến tranh kết thúc, mọi người mới được biết, trong chặng dừng chân ở Ấn Độ (lúc đó còn là thuộc địa của Anh) nhà kinh doanh dầu mỏ Gođon đẫ được “bí mật phong quân hàm đại úy” và nhận nhiệm vụ của cơ quan tình báo chiến lược Anh. Từ NiuĐêli, Gođơn đã đáp máy bay quân sự của Anh tới Trùng Khánh, nơi đặt cơ quan chính phủ của Tưởng Giới Thạch, đồng thời cũng là nơi đặt trụ sở của bộ chỉ huy quân sự Mỹ khu vực Hoa Nam và các sứ quan Mỹ, Anh.

Tại Trùng Khánh, Gođon đã gặp lại người bạn cũ hồi cùng nhau đảm nhiệm công việc kinh doanh ở Hải Phòng. Đó là Aontin Glatxơ lúc này đã là thiếu tá quân bào. làm việc trong sở công lác chiến lược Hoa Kỳ, gọi tắt là OSS, Aontin Glatxơ đã đình chỉ hẳn công việc “bán dầu” ở Đông Dương và chuyển sang việc “mua tin tinh báo” và thu lượm các tin tình báo từ miền Bắc Việt Nam, bí mật chuyền tới Trùng Khánh cho cơ quan OSS.

Lúc này OSS đang cần có một mạng lưới điệp viên ở Việt Nam. Theo sự giới thiệu của cơ quan tình báo chiến lược Anh, tướng Uyliam Đônôvan chỉ huy sở công lác chiến lược OSS của Mỹ đã “kết nạp” luôn Gođơn làm “cộng tác viên” cho OSS.

Từ tháng 4 năm 1944, Godơn trở thành một gián điệp kép, vừa phục vụ cho tình báo Anh, vừa phục vụ cho tình báo Mỹ. Trên thực tế, Gođơn làm việc cho Mỹ nhiều hơn vì những mục tiêu của Mỹ ở Đông Dương hồi đó cũng nhiều hơn của Anh. Việc trước mắt mà sở công tác chiến lược OSS của Mỹ giao cho Gođơn là điều tra xem có bao nhiêu phi công Mỹ lái máy bay tới ném bom các vị trí quân sự của Nhật Bản và bị Nhật Bản bắn rơi đang bị giam giữ ở những nơi nào.

Cùng hoạt động Với Gođơn trong thời kỳ`này, còn 2 cựu nhân viên hãng Caltex, người thứ nhất là Phrencơ Tân, một người Mỹ gốc Hoa sống lâu năm ở Hải Phòng, người thứ hai là Hari Bônat, đã từng làm đại lý cho hang Caltex tại Sài Gòn và thường được nhân dân địa phương gọi theo tên Pháp là ông Becna.

Tổ ba người này trong các báo cáo mật gửi tới rụ sở OSS tại Trùng Khánh thường ký tắt là GBT tức là Gođơn, Bônat, Tân. Nhóm GBT đã bí mật tuyển mộ một số người Hoa và người Việt Nam làm cộng tác viên trong việc dò xét phi công Mỹ bị bắn rơi và bị quân đội Nhật Bản giam giữ.

Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe

Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.

Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?

  • Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
  • Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x