Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân chưa có điều kiện mua sách giấy, hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau mọi bản quyền thuộc về Tác Giả & Nhà Xuất Bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

Sách Những Khuôn Mặt Tài Phiệt của tác giả Vũ Tài Lục mời bạn thưởng thức.

Chống lại xã hội chủ nghĩa

1880, Alfred Krupp được 70 tuồi viết cuốn sách « L’histoire des canons » đề bày tỏ nỗi ám ảnh suốt đời mình, đó là làm sao giải quyết cái giật mạnh » cho những cỗ sàng thật lớn.

Ở cái tuổi thất thập cổ lai hỉ này, ông gặp thêm một ám ảnh khác: chủ nghĩa xã hội. Ông ghét chủ nghĩa này thậm tệ. Bước vào đời trong tư thế con một vị chủ bị khánh tận, tranh đấu dựng lại cơ nghiệp, ông cho rằng mọi sự cần phải đặt dưới quyền chỉ huy duy nhất như kiều vương quyền tuyệt đối, thợ thuyền sinh ra đề làm thợ chứ họ chẳng tạo dựng nên cái gì hết. Người chủ sĩ nghiệp có toàn quyền cai quản sĩ nghiệp của mình. muốn thế nào tùy ý. Thợ lĩnh lượng đầy đủ, sẽ được giúp đỡ chu đáo khi đau ốm được sống thoải mái với đời sống riêng tư, nhưng phải có trật tự tuyệt đối đừng lạc lõng vào những ý kiến tư tưởng chính trị láo khoét chuyên đặt ra các vấn đề giả tạo như bọn «đỏ chẳng hạn.

Ông trình bày ý kiến về phong trào thợ thuyền cùng một người bạn Anh như sau:

«Đức quốc chắc chắn sẽ đi theo vết của Anh quốc cho nên tôi phải hết sức thận trọng kiềm soát hành vi của còng nhân và đâu cai thợ. Phải đuồi ngay không được thường tiếc những kẻ nào có ý định gia nhập các tổ chức nghiệp đoàn thù nghịch với các chủ nhân và tư bản. Tôi còn muốn đuôi luôn những kẻ muru toan chống lại quyền lợi tôn giáo. Chúng ta chỉ cần người thợ trung thành biết ơn vì chúng ta đã đem cho họ sự no ấm. Chúng ta sẽ sẵn sàng hành động từ tâm săn sóc họ và gia đình họ. Họ sẽ được hưởng đến mức tối đa tất cả những gì mà nền kỹ nghệ có thể mang tới chúng ta sẽ chịu khốn khổ nếu họ lâm vào cảnh đói. Đề đồi lại, không một ai được nỗi loạn chống đối chế độ đầy nhân ái của chúng ta. Thà cho nổ tung hết, tiêu diệt hết sạch còn hơn là nhượng bộ điều đòi hỏi của thợ thuyền hăm dọa chúng ta bằng đình công».

Thảm kịch gia đình

Mấy năm cuối cùng cuộc đời, Alfried Krupp hoàn toàn đau khô. Anh em ông tuy trẻ tuổi hơn ông nhưng lần lượt chết sớm hết. Bạn bè thân thiết tâm đầu ý hợp cũng thưa thớt dần. Có một đứa con độc nhất thì quanh năm đau ốm. Và chua sót hơn là chuyện bà vợ trẻ đẹp kém ông hơn hai chục tuồi đã bỏ ông ra đi vì bà ghét cái lão già càu nhàu, độc đoán cả từ việc dạy con cái trong nhà. Ngoài 40 tuổi, Alfried, mới lấy vợ. Nàng là con gái một công chức tầm thường ở Rhénanie, nhưng lại là một giai nhân tuyệt sắc, ham vui và dản dị. Alfried có thừa tài năng coi sóc «đế quốc kỹ nghệ vĩ đại nhưng rất dở trong việc điều khiền nái ấm gia đình. Cặp vợ chồng chỉ êm ả với nhau sau thời gian trăng mật ngắn ngủi, họ đã sống xa cách, chán nản bên cạnh đứa con trai bệnh tật liên miên. Sự lạnh nhạt làm cho Alfried càng uất hận, ông chạy theo nhiều cuộc tình bừa bãi như cốt đề trả thù vợ. Không chịu đựng hơn được nữa, bà vợ bỏ đi..

Ngày 14-7-1887, Alfried Krupp trút hơi thở cuối cùng, chết âm thầm không một người thân bên giường bệnh, không cả bác sĩ, không ai hết. Richard Lewinsohn đã viết về cái chết của Alfried: « C’est un symbole. Un vieillard solitaire meurt abandonné ».

Nỗi buồn của Alfried phải chăng cũng là nỗi buồn chung của loại người triệu phú mà Andrew Carnégie từng nói :

« Rất hiếm nhà triệu phú được cười, họ giống như bầy ruồi bị buộc vào bánh xe, tưởng mình là kẻ điều khiền bánh xe, đến lúc mệt nhọc muốn nghỉ ngơi thì mới hiều thân phận mình không làm sao thoát ra được nữa, thế là hết ». (Millionaires who laugh are rare; like flies bound to the wheel, these unfortunates fondly believe they were really driving it, only to find when tired and craving rest that it is impossible for them to get off and they are lost).

Đệ nhất thế chiến 1914-1918

Người nối nghiệp Alfried là cậu con đau yếu Frederic 33 tudi. Không ai tin hãng Krupp đứng vững nếu thiếu Alfried. Ngược hẳn sự tiên đoán của mọi người, hãng càng ngày càng bành trướng hơn cả lúc cha còn sống. Nhà máy thâu nhận 50.000 nhân công. Việc làm không hết. Phồn thịnh chẳng phải do tài của Frederic mà do chính trị. Nước Đức bấy giờ thống nhất thành một đế quốc nhờ tài chính trị của Bismarck. Đề mở rộng quyền lực, tiền Đức dồn vào công tác đúc súng. Villa Hugel của dòng họ Krupp nay biến thành nơi tụ họp bàn thường trực của các vị lãnh đạo Đức. Frederic bạc nhược sẵn sàng đem Krupp phụ thuộc vào ý muốn hoàng gia không dám bướng bỉnh như cha. Cai quản đúng 15 năm, Frederic chết vào tháng 11 năm 1902. Đám tang có hoàng để đi theo sau linh xa đến tận mộ phần. Frederic không con trai. Cô con gái trưởng tên Bertha thừa hưởng gia tài ước lượng khoảng 180 triệu đồng «mác» (bằng hơn một tỉ đồ la). Theo lời cố vấn, Bertha chấp nhận đề Krupp biến thành công ty nhiều cô phần (société par action). Quyền điều hành đặt vào tay các giám đốc quản trị. Người đàn bà giầu nhất Đức quốc Bertha Krupp kết hôn với Gustav Von Bohlen Halbach, nhà ngoại giao danh tiếng của Đức. Hàng năm công ty vẫn thu cả chục triệu lời. Càng nhiều lời hơn nữa nhờ tiền tuôn ra như nước đề đút lót các ông tướng khắp Âu Châu mà Krupp bán được không biết cơ man nào các loại vũ khí.

1914, chiến tranh thế giới, hãng Krupp phải dùng đến gần 200.000 công nhân nam nữ đề làm việc. Khẩu súng 420 lịch sử mang tên « La grosse Bertha » được thực hiện và quân Đức đã đem nó đặt cách xa Paris cả chục cây số đề pháo vào thủ đô Pháp.

Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe

Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.

Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?

  • Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
  • Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x