
Những Lựa Chọn Khó Khăn – Đọc sách online ebook pdf
Giới thiệu & trích đoạn ebook
Chương 2: Khu Foggy Bottom: Nơi Quyền Lực Thông Minh
Ngoại trưởng đầu tiên của Hoa Kỳ mà tôi từng gặp là ông Dean Acheson. Ông làm việc dưới thời Tổng thống Harry Truman vào thời kỳ đầu Chiến tranh Lạnh, nhà ngoại giao lớn. Lúc đó tôi còn là sinh viên đại học, rất lo lắng vì lần đầu tiên sẽ phải trình bày trước công chúng về nhân sinh quan của tuổi trẻ. Đó là vào mùa xuân 1969, Eldie Acheson, -bạn cùng lớp ở Wellesley-, cô cháu nội của cựu Ngoại trưởng Dean Acheson, bọn tôi cần đề cử người thay mặt lớp phát biểu trong buổi lễ tốt nghiệp. Sau khi giám đốc trường đại học phê duyệt nội dung, lớp yêu cầu tôi phát biểu về bốn năm tại đại học Wesllesley, mãn khóa chia tay mà chưa biết tương lai như thế nào
Đêm trước lễ tốt nghiệp, bài diễn văn viết vẫn chưa xong, tôi đến nhà Eldie. Eldie nói với ông nội: “Chị này sẽ phát biểu vào ngày mai đấy, ông ạ.” Người đàn ông bảy mươi tuổi vừa hoàn thành cuốn hồi ký, “Sự Hiện Diện Trong Sáng Tạo”, cuốn sách này giành giải thưởng Pulitzer vào năm sau. Vị cựu Ngoại trưởng mỉm cười, bắt tay tôi, bảo: “Ông muốn được nghe cháu phát biểu những gì nào.” Hoảng quá, tôi vội vã quay về ký túc xá, thức suốt đêm để hoàn thành.
Tôi không bao giờ tưởng tượng bốn mươi năm sau, tôi sẽ theo bước chân của Acheson tại Bộ Ngoại giao, khu “Foggy Bottom” thân thương ấy, kế sát bên Nhà Trắng ở Washington D.C. Ngay cả ước mơ thời thơ ấu của tôi trở thành phi hành gia xem ra có vẻ thực tế hơn trở thành nhà ngoại giao. Tuy vậy, sau khi trở thành Ngoại trưởng, tôi không bao giờ quên hình ảnh vị chính khách tuổi cao, có mái tóc bạc đã gặp trong đêm đó tại Wellesley. Ẩn sau vẻ bình thường bên ngoài, ông là nhà ngoại giao đầy sức sống, phá bỏ những khuôn khổ giao thức thông thường để hoàn thành công việc xuất sắc, có lợi nhất cho đất nước và do Tống thống giao phó.
Sự lãnh đạo của Hoa Kỳ trên thế giới giống như một cuộc chạy đua tiếp sức. Ngoại trưởng, Tổng thống và cả hệ điều hành lần lượt được trao gậy trong cuộc đua, sau đó chúng tôi chuyền gậy ấy cho lớp người kế tục. Thông qua những trải nghiệm của người tiền nhiệm, tôi đã rút ra những bài học quý báu, có những sáng kiến ngay từ khi bắt đầu trong những năm tại vị ở Bộ Ngoại giao, nơi đã đơm hoa kết trái và tôi chuyền chiếc gậy cho Ngoại trưởng John Kerry.
Tôi nhận ra ngay nhiệm vụ chính của Ngọai trưởng, bao gồm ba việc chính: Người đứng mũi chịu sào về công tác ngoại giao; Cố vấn số một của Tổng thống về chính sách đối ngoại; Tổng Giám đốc điều hành của một bộ rộng lớn và đầy thách thức. Ngay từ buổi ban đầu tôi đã phải biết cân bằng giữa thời gian và sức khỏe do đòi hỏi của công việc, phải điều hành chính sách ngoại giao chung và những cuộc thảo luận bí mật của ngoại giao để tháo gỡ mối căng thẳng của đồng minh, xây dựng quan hệ với đối tác mới. Ngoài ra còn phải chỉ đạo chính sách ngoại giao ngay trong nội các, đặc biệt chính sách tại Nhà Trắng và Quốc Hội, kể cả nội bộ, tìm kiếm người có năng lực, nâng cao tinh thần và tính hiệu quả để có đủ khả năng đáp ứng những thách thức mới.
Một cựu Ngoại trưởng gọi điện khuyên: “Đừng cố giải quyết mọi việc cùng một lúc”. Điều này tương tự từ những vị cựu trào các Bộ khác từng khuyên người kế nhiệm “Bạn có thể điều chỉnh chính sách, hoặc cải cách bộ máy hành chính, nhưng bạn không thể một lúc giải quyết cả hai.”
Lời khuyên tôi thường được nghe: Chọn vấn đề chính, tìm cách xử lý. Đây không phải lời cảnh báo trước tình hình quốc tế ngày càng trở nên phức tạp đang chờ đợi. Đôi lúc Ngoại trưởng tập trung giải quyết những vấn đề then chốt, các sếp phó và trợ lý phải biết điều hành và giải quyết các vấn đề khó khăn nảy sinh. Nhưng những ngày ấy đã qua rồi. Chúng tôi đã rút ra được bài học (ví dụ, Afganistan sau khi Liên Xô rút quân năm 1989) chỉ vì thiếu lưu ý khu vực ấy, để các mối đe dọa phát triển rồi xảy ra tổn thất khôn lường. Vì thế cần phải lưu ý tính toàn cục trên ván cờ thế giới.
Kể từ sau ngày 9-11, chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ tập trung vào những mối đe dọa lớn nhất, nhưng vẫn phải cảnh giác đề phòng những vấn đề mới phát sinh. Đồng thời cần thúc đẩy hơn nữa để nắm được những cơ hội lớn nhất, đặc biệt khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Cần phải đối phó một loạt các thách thức mới, nó đòi hỏi sự chú ý cao và chiến lược phải sáng tạo, chẳng hạn làm thế nào kiểm soát được sự cạnh tranh các nguồn năng lượng dưới đáy biển từ Bắc Cực đến Thái Bình Dương hoặc phải biết đối phó trước sự bắt bí về kinh tế do những doanh nghiệp thuộc sở hữu quốc gia hùng mạnh và làm thế nào để kết nối với tầng lớp thanh thiếu niên trên toàn thế giới thông qua giới truyền thông. Tôi hiểu những người mang tính truyền thống trong việc thiết lập chính sách ngoại giao sẽ hỏi, liệu Ngoại trưởng sử dụng Twitter có thực sự cần thiết hay không, hoặc hỏi về chương trình dành cho các nữ doanh nghiệp, hay tìm cách bảo hộ các doanh nghiệp Hoa Kỳ ở nước ngoài. Không những thế tôi phải nắm vững mọi vấn đề, vì nó là công việc của nhà ngoại giao thế kỷ XXI.
Sách liên quan
Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe
Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.
Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?
- Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
- Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.