Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân chưa có điều kiện mua sách giấy, hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau mọi bản quyền thuộc về Tác Giả & Nhà Xuất Bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

LÊ VĂN HƯU

Người soạn quốc sử đầu tiên của Việt Nam

Thời Chiến quốc ở nước Tề có nhân vật Mạnh Thường Quân- tên thật là Điển Văn. Ông là người nghĩa hiệp và hiếu khách, thường nghĩ rằng, muốn làm nên sự nghiệp ở đời thì nhà võ phải có võ tướng theo hầu, nhà văn phải có văn nhân tài tử theo giúp. Vì thế khi kế nghiệp cha, ông bỏ tiền ra chiêu hiền đãi sĩ, để lại tiếng thơm trên đời. Ở nước ta vào thế kỷ thứ X, tại quận Cửu Chân, Châu Ái (nay là Thanh Hóa) cũng có một Mạnh Thường Quân như thế.

Đó là gia đình ông Lê Lương, giàu có nhất trong vùng, làm đến chức Trấn quốc bộc xạ. Trong nhà ông trữ thóc đến 110 lẫm, nuôi 3.000 người khách, thường bỏ tiền ra để xây chùa, dựng miếu và dốc lòng làm việc thiện. Gặp lúc thiên tai, hỏa hoạn nhân dân trong vùng lâm vào cảnh đói rét thì ông đem thóc trong nhà ra phát chẩn. Thế lực của ông rất lớn nên ai ai cũng kính nể. Năm 968 anh hùng Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế, nghe tiếng tốt của ông nên phong cho làm chức Đô quốc dịch sứ ở Châu Ái, lại ban cho hàm Kim tử quan lộc đại phu. Đến thời vua Lê Đại Hành chống giặc Tống, ông được giao chức Bộc xạ tướng công chuyên lo việc quân lương. Ông Lê Lương là ông tổ bảy đời của nhà sử học Lê Văn Hưu.

Lê Văn Hưu sinh năm 1230, là con trai của ông Lê Văn Minh và bà Đỗ Thị Hòa người làng Phủ Lý (tên nôm là Kẻ Ry) nay là xã Thiệu Trung, huyện Đông Sơn (Thanh Hóa). Khi bà Hòa mang thai Lê Văn Hưu được mấy tháng thì ông Minh bị bạo bệnh mất. Do đó, mẹ con Lê Văn Hưu về sống với ông ngoại là Đỗ Tất Bình – vốn là một nhà nho tỉnh thông địa học, phong thủy và là người từng lấy đất đặt mộ cho dòng họ Lê.

Tương truyền, lúc mới sinh ra Lê Văn Hưu diện mạo khôi ngô tuấn tú nên cả dòng họ mừng rỡ, ông ngoại đặt tên là Hưu với nhiều ý nghĩa: “Hưu” là để trừ điều may rủi (nghĩa là nghỉ đi, dứt đi); còn có nghĩa là vui vẻ; là tên con thú lớn khỏe mạnh (tì hưu), được các loài thú kính nể và cũng có nghĩa là lấy sơn son vật cho đẹp. Chắc chắn, sự giáo dục chu đáo của ông ngoại có ảnh hưởng sâu đậm đến Lê Văn Hưu. Ngay từ nhỏ, Lê Văn Hưu đã tỏ ra thông minh và hiếu học hơn người.

Theo truyền thuyết dân gian, lúc ông đi học, bà mẹ thường thấy bốn đám mây che râm mát trên đầu! Ban đầu Lê Văn Hưu được ông ngoại dạy dỗ, sau theo học với ông đồ họ Nguyễn ở làng Phúc Triển, Kẻ Bôn (cạnh Kẻ Ry). Ngày nọ thầy sai Lê Văn Hưu sang chỗ bác thợ rèn mượn cái dùi về đóng sách. Nghe tiếng cậu học trò này là thần đồng, tư chất thông minh nên bác thợ rèn bèn ra câu đối để thử tài:
Than trong lò, sắt trong lò, lửa trong lò, thổi phì phò đúc nên dùi vở.
Thông thường ra câu đối thì dễ, chỉ có đối lại mới khó. Bác thợ rèn vừa dứt lời, Lê Văn Hưu đã đọc ngay về đối lại:

– Nghiên ở túi, bút ở túi, giấy ở túi, viết lúi húi mà đậu khôi nguyên.
Bác thợ rèn kinh ngạc, vì không chỉ về đối rất chuẩn mà khẩu khíhơn người. Sau này, khi lớn lên, Lê Văn Hưu trọ học ở chùa Báo Ân (núi Nhôi, Đông Sơn). Ngày nọ, có đạo sĩ tu tiên ở núi Nhôi xuống chơi chùa Báo Ân, thấy cậu học trò có gương mặt sáng láng nên muốn thử tài. Đang thong thả đứng ngắm cảnh, ông buột miệng đọc:

– Cây thiên tuế sống ngàn năm.
Không ngờ, dù đang để tâm trí học bài, nhưng mới thoáng nghe qua, cậu học trò liền trả lời:
– Hoa thiên lý thơm vạn dặm.

Khẩu khí của vế đối khiến vị đạo sĩ khen ngợi mãi. Một bên lấy “trường sinh bất tử” làm lẽ sống thì một bên muốn “lưu danh muôn đời” làm chí hướng! Thật vậy, sau này Lê Văn Hưu sẽ là người như thế. Trong thời đi học, ông tỏ ra là người siêng năng, cần mẫn dù học giỏi nhưng không kiêu, thường giúp cho bạn học yếu hơn mình. Nhận thấy cậu học trò tính tình điềm đạm, tốt bụng như thế, thầy đồ họ Nguyễn đã gả con gái là Nguyễn Thị Thanh cho ông. Có giai thoại kể lại rằng, ngày nọ Lê Văn Hưu đang ngồi học thì hai cô con gái của thầy ra trước sân phơi đậu. Hình ảnh hai cô thôn nữ xinh tươi làm cậu học trò mải nhìn mà không để tâm trí vào bài vở. Thầy đồ biết vậy bèn đọc to về đối:
– Sân trước phơi đậu, sân sau phơi đậu, ngươi muốn đậu, ta cho đậu!

Lê Văn Hưu giật mình! Chao ôi! Thầy đã biết tỏng tình ý của mình rồi. Vẽ đối này ngụ cả hai ý, nếu mình muốn thi đậu thì thầy dạy cho đậu, còn nếu muốn lấy con gái của thầy thì thấy sẽ gả cho! Dù bị “tấn công” bất ngờ như thế, nhưng cậu học trò giỏi nhất lớp vẫn nhanh nhẹn lễ phép củi đầu:
– Bẩm thẩy, con xin thầy cho phép được đối lại ạ!
Thấy bao dung mỉm cười, Lê Văn Hưu đứng dậy vòng tay đáp:
– Cô lớn hái hoa, cô bé hái hoa, thầy thám hoa, con thám hoa.

Nghe xong thẩy gật gù khen ngợi vì về đối lại cũng ngụ hai ý một là trò khẳng định mình sẽ đậu Thám hoa, và một ý khác là cũng muốn thăm hoa (thảm còn có nghĩa là thăm). Lần khác, do đi học trễ nên Lê Văn Hưu phải đứng tựa gốc bàng ở ngoài cửa. Thầy đồ thấy vậy liền ra câu đối, nếu đối lại được thì thấy cho vào lớp học, còn không thì bị phạt. Thầy đọc:

– Con mộc tựa cây bàng nhìn nhà Bảng nhân.
Cái khó của vế đối này là thầy ghép chữ “mộc” với chữ “bàng” thành chữ “bảng” – tức bảng nhân. Không ngờ thầy vừa dứt lời thì trò cũng đối luôn:
– Thằng quỷ ôm cải đấu tựa cửa khôi nguyên.
Hay quá! Vì Lê Văn Hưu đã dùng chữ “quý” ghép với chữ “đấu” thành chữ “khôi” – tức khôi nguyên. Từng chữ đối nhau chan chát thật hoàn chỉnh.

Năm 1247, vua Trần Thái Tông mở khoa thi Thái học sinh. Lúc này Lê Văn Hưu mới 17 tuổi cũng lai kinh ứng thí. Ở khoa thi này có 40 người đậu, trong đó có ba người đầu bảng gọi là Tam khôi.

Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe

Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.

Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?

  • Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
  • Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x