Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân chưa có điều kiện mua sách giấy, hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau mọi bản quyền thuộc về Tác Giả & Nhà Xuất Bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

LÝ CÔNG UẨN

Người dời đô, cốt mưu nghiệp lớn, tính kế muôn vạn đời sau

Hầu như cho đến nay, những người yêu thơ đều ít nhiều nhớ đến những câu thơ tài hoa trong bài thơ Lá diêu bông nổi tiếng của thi sĩ Hoàng Cầm. Mở đầu, tác giả Bên kia sông Đuống viết:

Váy Đình Bảng buông chùng cứa vông
Chị thán thơ đi tìm
Đồng chiều
Cuống rạ
Chị bảo:
Đứa nào tìm được lá diêu bông
Từ nay ta gọi là chông

Sau khi thả hồn vào cảm xúc của bài thơ, đôi lúc ta bâng khuâng tự hỏi: “Đình Bảng ở đâu vậy?”. Thưa, làng Đình Bảng) còn có tên nôm là Kẻ Bảng, là nơi phát tích vương triều Lý trong lịch sử Việt Nam. Vùng đất văn hiến này nằm trên châu thổ sông Hồng, trải dọc theo đường Quốc lộ 1A, đường xe lửa Hà Nội -Hữu nghị quan, cách thủ đô Hà Nội 16km về phía Bắc. Nơi đây có sông Tiêu Tương phân nhánh, một nhánh chảy lên sông Ngũ Huyện, một nhánh chảy qua Tương Giang, Nội Duệ, Cầu Lim. Nghe đến những địa danh này, ắt những người yêu nhạc lại nhớ đến một giai điệu dịu dàng vọng lên trong tâm tưởng:

“Ai có về trên bến sông Tương, nhắn người duyên dáng tôi thương, bao ngày ôm mối tơ vương. Tháng với ngày mờ nhuốm đau thương, tâm hồn mơ bóng em luôn, mong vài lời em ngập hương…”.

Đừng lầm tưởng đây là tên con sông nào đó bên Trung Quốc, mà thật ra nhạc sĩ Thông Đạt lấy cảm hứng từ con sông Tương ở một vùng quê Kinh Bắc – Bắc Ninh. Đó là một vùng đất mà trong Địa du chí, nhà bác học Phan Huy Chú đã viết: “Có mạch núi cao vớt, nhiều sông quanh vòng, là mạn trên của nước ta. Phong cảnh thì phủ Bắc Hà, phủ Lạng Giang đẹp hơn. Văn học thì phủ Từ Sơn, phủ Thuận An nhiều hơn. Mạch đất tốt tụ vào đấy, nên càng nhiều chỗ có dấu tích đẹp; tỉnh hoa hợp vào đấy, nên sinh ra nhiều danh thần. Vì là khí tốt tự nhiên ở phương Bắc phát ra nên khác với mọi nơi”. Dưới thời Bắc thuộc, làng Đình Bảng thuộc bộ Vũ Ninh, có tên là Diên Uẩn; đến đời nhà Đường có tên là hương Cổ Pháp và tên gọi Đình Bảng có từ đời nhà Trần. Từ năm 1999 cho đến ngày nay, Đình Bảng là một xã thuộc huyện Từ Sơn (Bắc Ninh).

Theo truyền thuyết, vào thế kỷ XI có người nông dân họ Lý, nhà nghèo, phải đi cày ruộng thuê ở Tiêu Sơn, An Phòng (Bắc Ninh). Ông ta phải lòng một cô thôn nữ. Nàng có thai và cả hai bị làng đuổi đi nơi khác. Hai vợ chồng đến lập nghiệp ở khu rừng Bảng. Ngày nọ,chẳng may chồng chết lúc đến giếng uống nước. Lạ thay! Chẳng mấy chốc, mối đùn lên lấp cả giếng. Người vợ nhìn cái bụng ngày một lớn và khóc thương chồng khôn nguôi. Lúc ấy, tại chùa Ông Tâm, vị sư trụ trì đêm nằm ngủ thấy thần báo mộng: “Quét dọn chùa sạch sẽ để ngày mai đón hoàng đế”. Nhà sư vâng lời làm theo.

Sáng sớm mai. Tiếng gà gáy ran trong núi. Hương rừng thơm ngát. Nhà sư ngạc nhiên chỉ thấy có người đàn bà bụng mang dạ chửa đến xin nghỉ chân. Ít lâu sau, nàng đã sinh ra cậu con trai ngôi ngô tuấn tủ. Mọi người đều kinh ngạc khi thấy trong lòng bàn tay hài nhi có bốn chữ “sơn hà xã tắc” đỏ thắm như son. Cậu bé ấy tên là Lý Công Uấn, ngày sau sẽ là vị vua anh minh Lý Thái Tổ – người có nhiều cải cách quan trọng trong lịch sử nước nhà. Một trong những sự kiện đáng chú ý là Lý Công Uẩn đã dời kinh đô từ Hoa Lư về thành Đại La (Thăng Long) vào năm 1010.

Gần đây, các nhà nghiên cứu lịch sử đã phát hiện thêm nhiều tư liệu – nhất là từ tấm bia “Lý gia linh thạch” ở chùa Tiêu (Bắc Ninh cũ) – chứng minh Lý Công Uẩn là nhân chứng của một mối tình tuyệt đẹp. Các sách sử trước đây chỉ ghi: “Vua họ Lý là Công Uẩn, người châu Cổ Pháp, Bắc Giang. Mẹ họ Phạm, đi chơi chủa Tiêu, cùng thẳn nhân giao cấu rồi có chứa, sinh ra vua ngày 12 tháng Hai năm Giáp Tuất (974) niên hiệu Thái Bình năm thứ năm thời Đinh”; hoặc trong Thiên Nam ngữ lục cũng ghi rằng:

Tự nhiên thấy giấc hồn hoa Ngỡ ai đã đến giao hòa cùng ai Âm dương thăng giảng một hồi Thúy liêm động mở, ngọc lợi dễ đề

Theo thần phả tại thôn Mạnh Tân, xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh (Hà Nội) nơi thờ thân mẫu Lý Công Uẩn, cho biết rõ bà tên là Phạm Thị Tiên, con gái của cụ ông Long, họ Phạm và cụ bà Đặng Thị Quang. Trong đó có ghi lại truyền thuyết sau khi sinh nở thì hai mẹ con bà: “Trở về quê ở đất Cổ Pháp, trú trong nhà thiền sư Lý Khánh Văn. Bấy giờ, trong nhà có hai con chó đá, đặt dưới chân giường, chó tự dưng sủa lên ba tiếng dữ, rồi ngoe nguẩy đuôi mừng khách. Người nhà thấy vậy rất sợ. Khánh Văn bói trong Kinh dịch, ở quẻ Càn, hào Cửu nhị, lời Thoán nói rằng: “Có thánh nhân đến nhà vào lúc giờ Ngọ”. Quả đúng như vậy”.

Gần đây, các nhà nghiên cứu như Tiến sĩ sử học Quỳnh Cư cho biết người đàn bà họ Phạm mà chính sử còn ghi, lại tên thật là Phạm Thị Ngà và khẳng định “Lý Công Uẩn là con thiền sư Vạn Hạnh… Mối tình của họ được ngưỡng vọng, sùng kính vì đã cống hiến cho đất nước người anh hùng kiệt xuất, sáng lập triều Lý, sáng lập kinh đô Thăng Long ngàn năm văn vật”.

Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe

Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.

Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?

  • Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
  • Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x