Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau bản quyền thuộc về tác giả & nhà xuất bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

Tháng 10-2020, tôi được mời tham gia sự kiện Nhà xuất bản Hội Nhà văn ra mắt 4 tập “Nhật ký thời chiến Việt Nam” của 30 tác giả. Trong đó, tôi là một trong 9 tác giả còn sống, đóng góp vào tác phẩm 300 trang viết.

Quê tôi ở vùng rừng núi huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh. Bố mất sớm, nhà nghèo, đến 9 tuổi tôi mới được vào học lớp 1. Tôi thích học nhất là môn văn. Vì vậy, thầy giáo dạy văn đã phụ đạo và cho tôi mượn thêm một số sách đọc, thầy còn hướng dẫn tôi tập viết nhật ký.

Hết năm học 1966, tôi được đặc cách lên thẳng cấp 3. Nhưng cũng đúng lúc này, đế quốc Mỹ ồ ạt đổ quân vào miền Nam. Tôi viết đơn xung phong nhập ngũ để được cầm súng bảo vệ Tổ quốc. Mới đầu, các nhà chức trách chưa đồng ý vì tôi là con trai độc nhất, chưa đủ tuổi đi bộ đội và lại có tên gọi nhập học cấp 3.

Tôi phải viết đơn đến lần thứ ba rồi ký vào bằng máu của mình, có cả chữ ký của mẹ tôi mới được nhập ngũ. Vào đơn vị huấn luyện dù rất căng thẳng, mệt nhọc nhưng tôi vẫn thích viết nhật ký. Thời ấy, giấy bút không sẵn có như bây giờ nên tôi phải tận dụng các loại giấy gói thực phẩm của nước ngoài viện trợ giống như giấy bao xi măng cắt xén đóng thành từng cuốn sổ nhỏ bỏ được vào trong túi áo, trong ba lô. Mỗi ngày dù thế nào tôi cũng tranh thủ viết vài dòng tâm sự vào nhật ký. Có lúc chỉ vài từ vì mệt mỏi hoặc vội vã ghi tóm tắt những diễn biến, công việc mình làm rồi phải cơ động theo đội hình đơn vị.

Tôi coi nhật ký như người bạn tri kỷ để tâm sự, cũng xem nhật ký như một công cụ để mình đấu tranh tự sửa sai, phát huy những mặt tốt đẹp nhằm tu dưỡng đạo đức, ý chí để không ngừng vươn lên. Bởi vậy, tôi ghi rất thật mọi diễn biến cảm xúc của mình thành thói quen: Những điều mắt thấy tai nghe trên đường hành quân cùng đồng đội; qua núi, qua sông, qua những cánh đồng, làng xã, nhân dân chào đón bộ đội như thế nào. Khi phải sang nước bạn chiến đấu, có những cây hoa champa nở trắng cành thơm phức hoặc sau những trận đánh tiêu thụ bao nhiêu đạn, giết được bao nhiêu quân thù. Đồng đội ai còn, ai mất. Tôi ghi cả những sinh hoạt riêng tư, tốt-xấu của mình. Vừa là để kỷ niệm nếu mình còn sống sau cuộc chiến.

Thời gian vượt sông Bến Hải sang bờ nam chiến đấu, các cấp chỉ huy nghiêm cấm mang giấy tờ, bút mực ghi chép vì sợ lộ bí mật, phòng cả khi phải hy sinh hoặc bị địch bắt. Nhưng tôi vẫn lấy được bút giấy của đối phương để ghi chép. Có lúc ghi rồi lại phải hủy bỏ vì cuộc chiến đấu quyết liệt, căng thẳng, phức tạp…

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x