Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau bản quyền thuộc về tác giả & nhà xuất bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

CẦN HIỂU RÕ QUÁ KHỨ
ĐỂ NHÌN ĐƯỢC PHÍA TRƯỚC…
Nguyễn Trung

… Đấy là suy nghĩ trong đầu ngay sau khi tôi gấp lại quyển sách nhỏ nhưng cô đặc “Nước Đức thế kỷ thứ XIX” mà tác giả Nguyễn Xuân Xanh vừa mới tặng trong dịp tôi có việc ghé qua Sài Gòn.

Nói mộc mạc, quyển sách nhỏ này tiếp thêm động lực cho niềm tin trong tôi: Chỉ có tri thức trở thành trí tuệ và ý chí của dân tộc ta, mới có thể dẫn dắt nước ta ra khỏi quá khứ đau thương của hai thế kỷ nay, để bước lên con đường mới của phát triển trong thế giới hiện tại…

Niềm tin này thực ra câu trả lời dần dần tôi hình thành được cho chính mình sau những bước NGỘ không ít phần cay đắng trên đường đời của mình. Đấy cũng là câu trả lời cuộc sống đã dạy tôi những câu hỏi trong cuộc đánh vật triền miên giữa tôi và nỗi khắc khoải: Vì sao tổ quốc ngàn năm văn hiến và cũng ngàn năm anh hùng của chúng ta đến ngày hôm nay vẫn tụt hậu tiếp trong cái thế giới ngày càng khắc nghiệt này?.. Tôi thường lấy cái mốc thời gian Việt Nam từ triều Gia Long để so đo với quá trình phát triển của Nhật Bản và Hàn Quốc cho đến hôm nay – vì cùng là các nước châu Á với nhau… Nguyễn Xuân Xanh qua cuốn sách nhỏ của mình khuyến khích tôi so sánh thêm với nước Đức – và tôi nhận thêm được sự giục giã: Phải nỗ lực hơn nữa cho niềm tin của mình…

Quyển sách “Nước Đức Thế Kỷ XIX” như mời gọi mọi người: Hãy xem nước Đức của “Những nhà thơ và tư tưởng” nhưng lạc hậu về kinh tế và khoa học kia đã lội ngược dòng ngoạn mục thế nào; từ một kẻ bại trận thống khổ và bị sỉ nhục đến chỗ vươn lên đỉnh cao của giáo dục, khoa học, công nghiệp của châu Âu và thế giới thế nào; từ một nước Đức không những có Goethe, Kant thế mà các Caesar vĩ đại lại không đủ nuôi thần bằng hai bàn tay mọn cuối cùng đã có các tập đoàn hàng đầu thế giới Krupp, Thyssen, Siemens, Benz, Bayer…thế nào; từ một đất nước mà khoa học, giáo dục lạc hậu, vô danh – người ta chỉ biết Paris và Luân đôn lại có thể trở thành tinh hoa của thế giới thế nào: Berlin, Göttingen, München; hãy xem tấm gương công nghiệp hóa của một quốc gia đi sau nhưng cuối cùng tiến lên hàng đầu thế giới thế nào, vươn lên tự chính sức mình, trong tinh thần tự lực tự cường, không có ODA, BOT, FDI vân vân; từ cái mác “Made in Germany” để bị kỳ thị và làm nhục rồi trở thành thương hiệu hàng đầu thế giới thế nào. Những giá trị nào, đức tính nào đã hun đúc những con người làm nên lịch sử kỳ diệu ấy khiến thế giới phải khâm phục?

Có thể nói, nước Đức của thế kỷ XIX là nước Đức của minh triết và khoa học, vì thế lao động sáng tạo và phẩm chất siêng năng được giải phóng, nhờ đó từ các tiểu vương quốc Phổ đã vươn lên thành một cường quốc Đức, đã mau chóng vượt qua Anh và Pháp – hai đế quốc mạnh nhất châu Âu thời đó – với những bước đi đầy ấn tượng: 1810 xóa bỏ chế độ nông nô, 1870 hoàn thành công nghiệp hóa, 1871 thực hiện xong việc thống nhất các tiểu vương quốc Phổ thành nước Đức, 1879 phát triển kinh tế đuổi kịp Anh, 1913 vượt Anh…

Có thể nói, minh triết tạo ra sự phát triển của nước Đức trong thế kỷ XIX bắt đầu từ sự thôi thúc “Người ta phải làm cho quốc gia quen tự cai quản công việc của mình và ra khỏi tình trạng non trẻ – Không phải là cho phép, mà là ra lệnh Nhân dân phải tự cai quản chính mình…” (Karl Freiherr vom Stein). Minh triết ấy là triết lý: “Nếu muốn tiến vào thế giới vô hạn/ Hãy đi về mọi phía trong thế giới hữu hạn này..(W. Goethe).

Khoa học làm nên nước Đức thế kỷ XIX không phải duy nhất chỉ nhằm vào giải thích tự nhiên – điều đó một phần từ niềm khao khát sâu xa của con người từ nghìn năm, mà trước hết là làm chủ tự nhiên để phục vụ cho xã hội, theo đúng tinh thần Francis Bacon bốn thế kỷ trước…

Minh triết và khoa học ấy thông qua phát triển giáo dục đã tạo ra sức mạnh đổi đời và phát triển quốc gia. Tự do giảng dạy và tự do học của Wilhelm von Humboldt với tất cả sự trung thực và tính khoa học của nó có thể có được dành cho khoa học là tinh túy của nền giáo dục Đức, để rồi lan tỏa khắp thế giới như tinh hoa sau đó.

Đọc xong, tôi thực sự muốn nói: Nước Đức của thế kỷ XIX – phôi thai từ thời khai sáng (Aufklärung) – là nước Đức của minh triết, của khoa học và của giáo dục.

Đọc xong, tôi cũng muốn nói: Minh triết, khoa học và giáo dục như thế tất yếu dẫn tới cái thế giới mở, tư duy mở cho mọi nỗ lực và sáng tạo không có giới hạn…

Đọc xong, tôi càng ngộ ra: Mọi thứ dù hay ho thế nào, nếu bị đóng khuôn vào một khuôn khổ với mục đích để trở thành hay để sinh sản ra một chủ nghĩa, thì cuối cùng chỉ có thể đem lại một tà giáo, thường kéo theo mọi hiểm họa có thể cho con người và xã hội…

Khuôn khổ của cuốn sách nhỏ này không đụng chạm tới nước Đức của Đệ tam đế chế (das Deutsche Dritte Reich) trong thế kỷ XX, không đụng chạm đến tác hại hủy diệt của một thể chế chuyên chính có tham vọng bá quyền một cách mù quáng, để cuối cùng tự hủy diệt tinh hoa của chính nó, làm suy sụp nó. Nước Đức đã cung cấp cho thế giới hai tấm gương tốt và xấu nhất: Sự vươn lên thần kỳ, mà thế kỷ XIX

Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe

Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.

Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?

  • Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
  • Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x