Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân chưa có điều kiện mua sách giấy, hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau mọi bản quyền thuộc về Tác Giả & Nhà Xuất Bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

Sách Óc Khoa Học – Một Phương Pháp Rèn Luyện Trí Xét Đoán của tác giả Phạm Ngọc Khuê, Thái Đức Phương mời bạn thưởng thức.

Chương II. Óc mê tín

Người nhà quê Việt Nam chuyên về nghề nông ở các nơi thôn dã. Họ ít tiếp xúc với cuộc đời mới ở các nơi đô thị. Phần đông đều vô học. Đời sống của họ phẳng lặng như mặt nước ao tù. Họ mang theo gần như y nguyên tất cả những tính cách di truyền cổ lỗ từ thuở nào. Họ quanh quẩn ở nơi chôn rau cắt rốn, trong cảnh bùn lầy nước đọng; họ bị vây ở giữa những đình, những chùa, những nghè, những miếu, những tượng chó đá, những bãi tha ma, những cây cối um tùm có treo lủng lẳng bình vôi và đồ mã…

Họ bị chìm ngập trong một không khí lặng lẽ nhưng mà linh động. Trong đó có ma, quỷ, thần, thánh, tiên, phật, và cả Ngọc Hoàng Thượng Đế đang bay lượn phấp phới để ban phúc hoặc giáng họa cho loài người; họ bị trói chặt trong những tập tục cổ truyền (sự tế tự, sự cầu cúng, sự ma chay, sự cưới xin), họ bị ám ảnh bởi những tiếng nói đã đập vào não họ tự lúc nào và in vào đó bao nhiêu tín ngưỡng sâu xa: lạy trời, nhờ trời, cầu trời, khấn phật, quỷ thần chứng giám, thân cây đa, ma cây đề, đất có thổ công, sông có hà bá v.v…

Trong sinh hoạt hàng ngày, họ là những người thiếu ăn thiếu mặc, bị áp chế, bị chật vật, luôn luôn lo sợ cho mình và cho những người thân thích. Tuy họ không sợ hùm beo rắn rết như con người thái cổ, nhưng họ luôn luôn nghĩ đến đói, rét, bệnh tật, đau khổ, chết chóc. Họ bị bận suốt ngày, suốt tháng, suốt năm, suốt đời vì sinh kế eo hẹp và vất vả.

Ở trong tình trạng nghèo nàn và khốn khó ấy, tinh thần họ phát triển ra làm sao? Trí tuệ họ có nảy nở được không? Và nó có dự phần gì vào đời sống của họ không?

***

Đứng về phương diện trí thức, ta thấy tinh thần hoạt động theo hai thể cách:

Thể cách kinh nghiệm

Thể cách thần bí

1. Thể cách kinh nghiệm

Thể cách này chỉ dùng trong phạm vi nghề nghiệp, vì sinh kế bắt buộc, họ phải để ý quan sát những vật, những hiện tượng có liên lạc trực tiếp đến kỹ thuật sản xuất của họ. Họ dựa vào kinh nghiệm của cha ông để lại bằng sự dạy dỗ trực tiếp hoặc bằng những câu ca dao thiết dụng:

“Chớp bắc nhay nháy gà gáy thì mưa.”

“Mồng chín tháng chín có mưa

Chị em đi sớm về trưa mặc lòng

Mồng chín tháng chín không mưa

Chị em bán cả cày bừa mà ăn.”

Nhờ vậy mà họ có một mớ kiến thức khá sung túc đủ hướng dẫn họ trong sự làm ruộng, đốn củi, đánh cá. Nhà nông biết rõ sự thay đổi thời tiết, biết phân biệt các giống lúa, biết lựa chọn các thứ hoa màu và các thứ phân thích hợp; người đánh cá biết trông chiều trời mà dự đoán hôm nào bể lặng hoặc nổi sóng; người đi rừng biết dò xét những lốt chân của thú dữ, biết rõ tính cách của nhiều thứ hoa quả trong rừng.

Những kiến văn ấy, họ giữ gìn kỹ càng lắm để truyền lại cho con cháu, đó là những bài học kinh nghiệm mà bao nhiêu lớp người đã phải trả bằng mồ hôi, bằng máu, bằng bao nhiêu gian nan, đau khổ. Về thiên văn, về địa dư, về thảo mộc, về động vật… cũng có khi họ có những nhận xét rất tỉ mỉ, rất tinh vi, rất thấu đáo.

Tuy nhiên, những kiến văn ấy phần nhiều hãy còn thiếu sót, mập mờ, nhất là rời rạc, không thành hệ thống gì. Trí não họ chỉ mới ghi lại những hình ảnh đặc biệt của sự vật, có giá trị thực dụng. Nhưng họ chưa nhận được những mối liên quan giữa những hiện tượng. Họ không hiểu tại sao lại có mưa, gió, sấm, sét… tuy rằng họ đã nhận thấy rõ ràng rằng trước khi mua thì có nhiều mây, trước khi gió thì trời oi bức, họ không hiểu được tại sao “trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa” tuy họ biết chắc rằng sẽ phải xảy ra như thế. ১

Họ không hiểu tại sao bởi vì họ không có thì giờ quan sát kỹ càng nữa. Vả lại, về mặt thực hành thì những nhận xét kinh nghiệm kia thường cũng đã đủ dùng rồi.

Nhưng lại có khi họ thấy nắng nhiều quá, mua ít quá, ruộng khô cả, lúa cháy cả. Họ lấy làm lạ tại sao lại sinh ra như thế, họ cần phải hiểu biết những nguyên nhân của những tai nạn ấy để tìm cách chạy chữa.

Kinh nghiệm thô sơ của họ không đủ sức giải quyết vấn đề tríthức mới này. Tinh thần của họ lại xoay ra một kiểu khác.

2. Thể cách thần bí

Đến đây, tinh thần của con người đứng dừng hẳn lại trên con đường rất rộng rãi và còn xa thẳm; con đường của kinh nghiệm, của luận lý theo kinh nghiệm, tức là của lý trí, của khoa học. Gặp những trở lực khó khăn, mà lại không gặp những điều kiện xã hội giúp sức cho, cái tinh thần còn non nớt ấy lùi lại một bước, rồi rẽ sang một con đường khác, nhỏ hẹp, âm u nhưng mà không có gì ngăn cản: con đường thần bí. Trí tuệ sáng sủa vũng vàng trên nền tảng kinh nghiệm lu mờ đi, và nhường chỗ cho một trítưởng tượng hoảng hốt, hàm hồ, cuồng phóng.

Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe

Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.

Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?

  • Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
  • Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x