
Ông Già Nhìn Ra Thế Giới – Web Tải Sách Miễn Phí Ebooks PDF
Giới thiệu & trích đoạn ebook
Sách Ông Già Nhìn Ra Thế Giới của tác giả Lý Quang Diệu mời bạn thưởng thức.
HOA KỲ
Cán cân quyền lực đang thay đổi và thế giới đương đại sẽ không còn như xưa. Theo thời gian Mỹ sẽ gặp nhiều bất lợi hơn trong việc gây ảnh hưởng tại châu Á ở bên kia Thái Bình Dương và địa lý là điểm mấu chốt trong trường hợp này Trung Quốc lại có lợi thế hơn vì nằm ngay trong khu vực này và vì thế dễ dàng phô trương sức mạnh ở châu Á. Còn đối với Mỹ, việc gây ảnh hưởng từ khoảng cách 8.000 hải lý lại là một vấn đề hoàn toàn khác bởi nó tạo ra sự khác biệt đáng kể về mức độ quan tâm, về hậu cần và chi phí giữa hai bên. Chỉ riêng 1,3 tỉ người Trung Quốc so với 314 triệu người Mỹ cũng đã góp phần tạo nên thách thức lớn. Nhưng sự chuyển đổi quyền lực sẽ không xảy ra một sớm một chiều do Mỹ vẫn đang giữ ưu thế vượt bậc về công nghệ. Người Trung Quốc dù có thể chế tạo tàu sân bay nhưng vẫn không thể sánh với công nghệ tàu sân bay của Mỹ với sức chứa 5.000 quân và lò hạt nhân. Nhưng về lâu về dài, những bất lợi Mỹ phải đối mặt do khoảng cách địa lý sẽ mang tính quyết định khiến họ phải điều chỉnh thế đứng và chính sách của minh trong khu vực này.
Năm 2011 chính quyền Obama tuyên bố Mỹ sẽ quan tâm mạnh mẽ hơn tới khu vực châu Á – Thái Bình Dương và gọi đây là Sự xoay trục sang Thái Bình Dương. Ngoại trưởng Hillary Clinton đã giải thích tư duy đằng sau chính sách mới này trên tờ Foreign Policy: “Với Mỹ, các thị trường mở ở châu Á đem lại những cơ hội chưa từng có về đầu tư, thương mại và tiếp cận công nghệ tiên tiến… Về mặt chiến lược, duy trì hòa bình và an ninh ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương cũng ngày càng mang tính sống còn với sự tiến bộ toàn cầu, dù là thông qua bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông, chống sự đe dọa của Triều Tiên hay đảm bảo tính minh bạch trong các hoạt động quân sự của các nước lớn trong khu vực.” Tháng 4 năm 2012, Mỹ đã triển khai 200 lính thuỷ đánh bộ đầu tiên tới Darwin, ức trong nỗ lực nhằm tăng cường sự hiện diện của mình trong khu vực.
Nhiều quốc gia châu Á hoan nghênh cam kết tái khẳng định này của người Mỹ. Sự hiện diện của Mỹ trong nhiều năm qua là một nhân tố quan trọng đem lại ổn định khu vực và kéo dài sự hiện diện này sẽ giúp duy trì trạng thái ổn định và an ninh đó. Tầm vóc của Trung Quốc đồng nghĩa với việc chỉ có Mỹ – hợp tác với Nhật Bản và Hàn Quốc, đồng thời hợp tác với các nước ASEAN – mới có thể đối trọng lại được.
Tuy nhiên, người Mỹ có thể biến ý định này thành cam kết lâu dài được hay không thì còn phải chờ xem bởi ý định là một chuyện, còn khả năng và năng lực lại là chuyện khác. Hiện nay Mỹ có quân ở úc, Nhật Bản, Hàn Quốc và đảo Guam. (Người Philippines đã không khôn ngoan khi yêu cầu người Mỹ rời khỏi vịnh Subic năm 1992. Họ quên mất hậu quả lâu dài của hành động này để bây giờ phải thốt lên: “Hãy quay lại đi!”) Người Mỹ tin rằng sự dàn xếp quân sự trong khu vực như vậy cho phép họ cân bằng với hải quân Trung Quốc. Hơn nữa, vì vùng biển trong khu vực này tương đối nông nên Mỹ có thể theo dõi hoạt động của các tàu thuyền Trung Quốc, kể cả tàu ngầm. Nhưng lợi thế này có thể kéo dài bao lâu? Một trăm năm? Không thể nào. Năm mươi năm? Chưa chắc. Hai mươi năm? Có thể. Rốt cuộc, cân bằng quyền lực trở thành một hàm số phụ thuộc vào biển là nền kinh tế Mỹ trong một vài thập niên tới. Bạn cần một nền kinh tế vững mạnh mới có thể phô trương quyền lực, tức là đầu tư vào tàu chiến, máy bay và các căn cứ quân sự.
Khi Mỹ và Trung Quốc tranh giành vị trí bá chủ trên Thái Bình Dương thì các quốc gia yếu thế hơn ở châu Á sẽ buộc phải thích ứng với cục diện mới. Sử gia Hy Lạp Thucydides đã từng viết rằng “kẻ mạnh muốn làm gì thì làm còn kẻ yếu phải cam phận mà chịu đựng”. Các quốc gia nhỏ hơn ở châu Á có lẽ không muốn phải cam phận chịu đựng như thế , nhưng trước những quan điểm cho rằng tầm ảnh hưởng của Mỹ ở châu Á – Thái Bình Dương đang, suy giảm, các nước này sẽ phải điều chỉnh chiến lược đối ngoại của mình. Người ta sẽ phải quan tâm hơn đến những “sở thích sở ghét” của Trung Quốc khi nước này ngày càng lớn mạnh về kinh tế lẫn quân sự. Nhưng quan trọng hơn là không để cho Trung Quốc làm mưa làm gió ở khu vực này. Dù gì tôi cũng không cho rằng Trung Quốc có thể hoàn toàn hất cẳng người Mỹ ra khỏi khu vực Tây Thái Bình Dương.
Việt Nam là một trong những quốc gia lo lắng nhất về sự bành trướng sức mạnh của Trung Quốc. Năm 1979, Đặng Tiểu Bình tấn công miền Bắc Việt Nam. Đây là bài học khó quên với người Việt Nam, và chính phủ nước này có lẽ đã bàn đến chiến lược làm thế nào thiết lập các mối quan hệ an ninh lâu dài với người Mỹ.
Tôi cũng cảm thấy đáng tiếc khi cán cân quyền lực lại dần thay đổi vì dù gì Hoa Kỳ cũng là một cường quốc hòa bình.
Singapore khá thoải mái với sự hiện diện của người Mỹ. Chúng tôi không biết Trung Quốc sẽ hung hàng hay hùng hổ tới mức nào. Năm 2009 khi tôi nói chúng ta phải cân bằng Trung Quốc thì họ lại dịch sang tiếng Trung thành “ngăn chặn”. Thể là cư dân mạng Trung Quốc nháo nhào phẫn nộ cho rằng sao tôi cũng là người Hoa mà lại dám nói như thế. Họ thật dễ tự ái. Và thậm chí sau khi tôi chỉ ra cho họ rằng tôi không bao giờ nói “ngăn chặn”, họ vẫn không nguôi giận. Thế mà thứ quyền lực non trẻ đó lại đang ngày một mạnh lên.
Sách liên quan
Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe
Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.
Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?
- Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
- Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.