Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân chưa có điều kiện mua sách giấy, hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau mọi bản quyền thuộc về Tác Giả & Nhà Xuất Bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

Giới thiệu tới bạn đọc cuốn sách Phạm Xuân Ẩn Ông Tướng Tình Báo Và Những Điệp Vụ Siêu Hạng của tác giả Phạm Xuân Ẩn

Vĩnh biệt huyền thoại Hai Trung, nhà báo bậc thầy

Nhà báo nổi tiếng, nhà tình báo huyền thoại Phạm Xuân Ẩn đã ra đi, để lại cho mọi người sự tiếc thương và sự ngưỡng mộ vô hạn. Giới thiệu bài viết sau đây của một đồng đội thuộc thế hệ đàn em của ông, những người làm báo VietNamNet xin kính cẩn nghiêng mình vĩnh biệt một CON NGƯÒI, một nhân cách, một nhà báo bậc thầy, một nhà tình báo anh hùng.

Các thế hệ chiến sỹ trong lực lượng an ninh chính trị chúng tôi vẫn gọi thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn với cái tên rất đỗi yêu thương, “anh Hai Trung”.

Với Hai Trung, hơn 20 năm là phóng viên của các tờ báo lớn nước ngoài như: hãng thông tấn Reuters, tuần báo Times, nhật báo New York Herald Tribune, nhật báo The Chritian Science Monitor cũng là thời gian ông là nhà tình báo chiến lược xuất sắc thu thập một khối lượng tin tức khổng lồ, phân tích nhiều thông tin quý báu về chiến lược chiến thuật của đối phương – những thông tin vô cùng hữu ích cho công cuộc giải phóng và thống Tổ quốc Việt Nam.

Làm báo và làm tình báo, hai nhiệm vụ ấy đã hỗ trợ cho nhau tạo thành sức mạnh hết sức lợi hại và to lớn đối với Phạm Xuân Ẩn. Có điều kiện đi và tiếp xúc nhiều, ông nắm được những thông tin cơ mật ngay trong đầu não của đối phương, giúp cấp cao nhất của Cách mạng và Quân đội Giải phóng đề ra những quyết sách đúng đắn, kịp thời.

Còn nhớ, trước 1975, Bộ Chính trị , Quân ủy Trung ương rất băn khoăn trước đứng trước câu hỏi lớn và cần phải có lời giải đáp – “liệu ta mở cuộc Tổng tấn công, Mỹ có quay lại không?”. Đại tướng Hoàng Văn Thái nhớ lại: Lúc đó, có 3 nhiệm vụ lớn đặt ra cho Bộ Quốc phòng. Trong đó có nhiệm vụ cần phải giải đáp ẩn số: khả năng can thiệp của Mỹ thế nào khi ta đánh lớn và nguỵ quân, nguỵ quyền đứng trước nguy cơ sụp đổ.

Câu trả lời này được lực lượng tình báo triển khai đến các mạng lưới và Phạm Xuân Ẩn là người đã giải mã chính xác, xuất sắc, qua phân tích thu thập các tin tức: “Mỹ dứt khoát không đưa quân trở lại miền Nam”. Nguồn thông tin này cùng với những nguồn khác đã giúp Trung ương đề ra quyết tâm chiến lược “Giải phóng miền Nam trong năm 1975”. Sau này ông được tặng thưởng huân chương cao quý vì câu trả lời ấy.

Ông sinh năm 1927 ở Biên Hòa trong gia đình một viên chức cao cấp. Cha là người miền Nam, một kỹ sư làm ở Sở Công chánh. Mẹ là Hoàng Thị Thu Nhạn, cô gái Hà Đông vùng quê lụa nổi tiếng. Trong con người cậu bé Phạm Xuân Ẩn mang hai bản sắc văn hóa, tạo cho cậu cái mạnh mẽ, ngang tàng và cái tinh tế sâu lắng, dí dỏm của cả hai vùng đất.

Chuyện về nơi ông sinh nghe cứ như… đùa: sinh tại nhà thương điên. Ông kể rằng, là công chức trắc địa nên bố có điều kiện giao du rộng rất được quan đầu tỉnh và các công chức Pháp ở Biên Hòa nể trọng. Ông được giao phụ trách việc đo đạc, định hạng ruộng đất, đồn điền cả một vùng miền Đông màu mỡ đang khai phá nên ai cũng muốn cầu cạnh, làm thân. Khi biết vợ ông sắp sinh, vị giám đốc của Nhà thương điên Biên Hòa bèn tế nhị mời bà vào nơi mà nhà cầm quyền thực dân Pháp tự hào là khu điều trị bệnh tâm thần lớn nhất Đông Dương có bác sĩ người Pháp trực tiếp đỡ đẻ. Chính tấm giấy khai sinh của cậu “khác đời” vì những người chứng sinh toàn là các quan đốc tờ Tây, và cha là công chức cao cấp của Pháp, trở thành giấy “thông hành” có giá trị để sau này Phạm Xuân Ẩn có ngay sự thuận lợi bước đầu trong hoạt động tình báo.

Tuy sinh tại Biên Hòa nơi có Văn miếu Trấn Biên đất học của cả một vùng, nhưng thời niên thiếu cậu bé Ẩn sống tại Sài Gòn, sau về Cần Thơ học trường “College de Can Tho”. Cách mạng Tháng Tám nổ ra, ông bỏ học và tham gia tổ chức Thanh niên Tiền Phong.

Như bao thanh niên Việt Nam yêu nước khác, chàng trai 18 tuổi Phạm Xuân Ẩn háo hức tham gia vào Thanh niên Tiền Phong do đồng chí Phạm Ngọc Thạch tổ chức. Đối với chàng trai đã “Âu hóa” Phạm Xuân Ẩn, nếu nói hăng hái thôi chưa đủ mà phải nói là háo hức vì được sống trong không khí hừng hực của những ngày sục sôi cách mạng. Trong những ngày sục sôi đó, ông được chọ n đi đào tạo ở một trường quân sự. Kết thúc khóa huấn luyện quân sự đầu tiên với loại xuất sắc, ông trở thành một chiến sĩ Vệ Quốc Đoàn tham gia đánh giặc khắp bưng biền miền Tây Nam Bộ .

Năm 1946 Phạm Xuân Ẩn được lệnh về Sài Gòn làm nhiệm vụ khác. Đó chính là bước đầu tiên của cuộc đời làm người chiến sỹ tình báo. Với cương vị mới là nhân viên ở sở quan thuế Sài Gòn, ông có thể nắm và kịp thời báo cho cách mạng về tình hình vận chuyển hàng hóa, khí tài quân sự và quân đội viễn chinh do Pháp đưa từ mẫu quốc sang Việt Nam và từ Việt Nam về Pháp. Những báo cáo đầy đủ được gửi ra Bộ chỉ huy Quân sự Miền và những “món quà” ông nhận được là những trận công đồn, những trận đánh lớn tiêu diệt nhiều sinh lực địch, đốt phá, tịch thu, nhiều vũ khí, trang bị của kẻ thù.

Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe

Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.

Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?

  • Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
  • Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x