Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân chưa có điều kiện mua sách giấy, hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau mọi bản quyền thuộc về Tác Giả & Nhà Xuất Bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

Giới thiệu tới bạn đọc cuốn sách Phương Thức Toyota  của tác giả Jeffrey K. Liker

CHƯƠNG 2. Bằng cách nào toyota có thể trở thành hãng sản xuất hàng đầu thế giới? câu chuyện về gia đình Toyoda và hệ thống sản xuất Toyota

“Tôi dự định cắt giảm tối đa thời gian nhàn rỗi trong quá trình làm việc và trong quá trình vận chuyển các nguyên vật liệu. Tôi sẽ sử dụng nguyên tắc tức thời làm nguyên tắc cơ bản nhằm hiện thực hoá ý tưởng này. Nguyên lý dẫn đường là giao hàng không quá sớm hoặc quá muộn”.

KIICHIRO TOYODA

người sáng lập Tập đoàn ô tô Toyota , 1938

Toyota luôn muốn vươn lên đến sự hoàn hảo về mặt sản xuất với. TPS là tiến bộ lớn tiếp theo sau hệ thống sản xuất hàng loạt của Henry Ford. Hệ thống TPS đã được áp dụng phổ biến trong các công ty sản xuất trên khắp thế giới. Khắp mọi nơi, TPS được biết đến như một hệ thống sản xuất tinh gọn và thuật ngữ này được phổ biến rộng rãi trong hai cuốn sách nổi tiếng Cỗ máy làm thay đổi thế giới (The Machine That Changed the World) – Womack, Jones, 1991 và Tư duy tinh gọn – Womack, Jones, 1996. Các tác giả giải thích rõ ràng cơ sở của các nghiên cứu này chính là TPS và tiến trình phát triển của tập đoàn Toyota.

Toyota hiện nay đã có trên 240.000 công nhân viên trên khắp thế giới, nhưng trên nhiều giác độ, Toyota vẫn là một tập đoàn kinh tế lớn chịu ảnh hưởng không nhỏ của gia đình sáng lập Toyada. Nếu ta hiểu lịch sử gia đình Toyoda và tính cách của các thành viên trong gia đình, những người đã có những ảnh hưởng lớn đối với văn hoá Toyota, ta sẽ hiểu rõ hơn về TPS, lịch sử của Toyota và phần nào trả lời được câu hỏi bằng cách nào mà Toyota trở thành tập đoàn sản xuất hàng đầu thế giới. Cũng giống với tập đoàn Ford, Tập đoàn Toyota cho rằng điều tối quan trọng không phải là cách quản lý mà là tầm nhìn của lãnh đạo và triết lý kinh doanh trong suốt lịch sử hoạt động. Những nguyên tắc hoạt động của Toyota có thể xác lập ngay từ khi thành lập công ty. Trong suốt quá trình hoạt động, cấu trúc ADN của Toyota được mã hoá qua mỗi nhà lãnh đạo cho dù họ có phải là thành viên của gia đình Toyada hay không.

Toyoda: Gia đình với nhiều thế hệ của những nhà lãnh đạo kiên định

Vào những năm cuối của thế kỷ XVIII, tại một làng quê heo hút ven thành phố Nagoya của Nhật Bản, có một người thợ hàn – một nhà phát minh tên là Sakichi Toyoda. Thời gian đó, dệt là ngành công nghiệp chủ yếu đối với nền kinh tế Nhật Bản nói riêng và các nước nói chung. Với mong muốn thúc đẩy sự lớn mạnh của hoạt động tiểu thương, chính phủ Nhật Bản khuyến khích phát triển công nghiệp nhẹ. Những cửa hiệu nhỏ và xưởng cán thép thường thuê rất nhiều nhân công. Dù làm việc tại nhà hay trong các xưởng, phụ nữ thời đó kiếm được rất ít tiền. Khi còn là một chàng trai trẻ, Toyoda đã học nghề mộc từ cha và anh áp dụng những kỹ năng đó để thiết kế và lắp đặt những chiếc máy quay sợi. Năm 1894, anh bắt đầu chế tạo ra máy dệt bằng tay, có ưu điểm rẻ hơn và hoạt động tốt hơn các máy dệt thông dụng thời đó.

Toyoda rất vui khi có chiếc máy dệt do riêng anh thiết kế, nhưng điều làm anh phiền lòng là chính bà anh, mẹ anh và các bạn của anh vẫn phải quay sợi và dệt hết sức vất vả. Toyoda muốn tìm cách nào đấy giải thoát cho họ khỏi công việc này, vì vậy Toyota cố gắng cải tiến và chế tạo chiếc máy dệt chạy bằng điện.

Lúc đó là thời kỳ mà các nhà phát minh sáng chế phải tự làm mọi thứ một mình, không có phòng Nghiên cứu và Phát triển hỗ trợ công việc như bây giờ. Trong điều kiện làm việc như vậy, lần đầu tiên Toyoda sáng chế ra chiếc máy dệt điện nhưng không có đủ điện năng để vận hành chiếc máy dệt, Toyoda lại tập trung trả lời câu hỏi làm thế nào để sản xuất ra điện. Toyoda mua một chiếc máy hơi nước cũ, máy hơi nước khi đó là nguồn năng lượng phổ biến, dùng để phát điện vận hành máy dệt. Bằng cách cứ làm thử và sửa lỗi, không ngại khó khăn vất vả tự tay làm mọi việc, Toyoda tìm tòi ra cách thức để sử dụng máy hơi nước phát điện vận hành máy dệt. Cách thức làm việc của Toyoda sau này đã trở thành cơ sở, nền tảng văn hoá kinh doanh của tập đoàn Toyota, tiếng Nhật gọi là genchi genbutsu (hiện địa hiện vật). Năm 1926, Toyoda thành lập xưởng máy dệt tự động Toyoda, công ty này là công ty mẹ của Tập đoàn Toyota và hiện nay vẫn là một thành viên cốt cán trong khối Tập đoàn Toyota.

Năm 1987, sau những nỗ lực không ngừng nghỉ của Toyoda, chiếc máy dệt tự động chạy bằng điện cũng đã ra đời. Chiếc máy đó đã trở nên nổi tiếng, như người ta thường nói ngọc trai Mikimoto hay đàn violon của Suzuki, giờ đây là máy dệt Toyoda. Ưu điểm nổi bật của máy dệt Toyoda có thể tự động dừng khi chỉ đứt. Đây là phát minh quan trọng góp phần cải tiến toàn bộ hệ thống sản xuất và trở thành một trong hai yếu tố then chốt trong hệ thống sản xuất Toyoda, tiếng Nhật gọi là jidoka hay “tự động vận hành dưới sự điều khiển của con người”. Cần phải hiểu rằng jidoka trong tiếng Nhật hàm ý xây dựng chất lượng từ bên trong quy trình sản xuất, hay tự kiểm lỗi. Có nghĩa là thiết kế hoạt động và vận hành các trang thiết bị để công nhân không phải dính liền với những cỗ máy mà có thời gian tiến hành những công việc mang lại giá trị gia tăng.

Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe

Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.

Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?

  • Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
  • Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x