Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân chưa có điều kiện mua sách giấy, hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau mọi bản quyền thuộc về Tác Giả & Nhà Xuất Bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

Sách QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT của tác giả Nguyễn Duy Chính mời bạn thưởng thức.

Quan Thế Âm nguyên là một bồ tát (Bodhisattva) nói về một người đang tiến đến trạng thái giác ngộ (on the path to awakening) và vì thế có thể dùng để chỉ chư Phật trong tương lai, hay ngay cả Phật Thích Ca khi ngài chưa thành đạo, trong kiếp sau cùng trước khi liễu đạo hay những tiền kiếp của ngài. Chính vì bồ tát là một hình thái trung gian giữa chúng sinh và chư Phật còn ở lại thế gian chưa nhập niết bàn, người ta thường không tạc tượng, vẽ tranh các bồ tát trong trạng thái nhập định (Samadhi) mà trong những tư thế năng động hơn.

Theo kinh điển và truyền thuyết Phật giáo Đại Thừa thì trong vô số các bị bồ tát có 4 vị là quan trọng nhất gồm có Văn Thù (Manjusri), Phổ Hiền (Samantabhadra), Địa Tạng (Ksitigarbaha)[2] và Quan Âm (Avalokitesvara). Bốn vị bồ tát đó có liên hệ rất sâu xa với chúng sinh ở cõi ta bà và khi truyền vào Trung nguyên, bốn vị bồ tát này cư ngụ nơi bốn đại danh sơn của Trung Hoa là Ngũ Đài, Nga Mi, Phổ Đà và Cửu Hoa.

Ngũ Đài Sơn ở tỉnh Sơn Tây là đạo trường của Văn Thù bồ tát, núi Nga Mi ở tỉnh Tứ Xuyên là đạo trường của Phổ Hiền bồ tát, Cửu Hoa sơn thuộc tỉnh An Huy là đạo trường của Địa Tạng Vương bồ tát còn Nam Hải Phổ Đà sơn tỉnh Triết Giang là đạo trường của Quan Thế Âm bồ tát.

Quan Thế Âm hay Quan Thế Âm bồ tát được đề cập đến trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa, gọi tắt là kinh Pháp Hoa hay Liên Hoa (Saddharma Pundarika Sutra hay Lotus Sutra), phẩm thứ 25. Trong kinh này, một vị bồ tát tên là Avalokitesvara, cũng còn gọi là Quang Thế Âm, Quán Tự Tại, Quan Thế Tự Tại, hay dịch âm Là A Bà Lô Cát Để Xá Bà La là vị bồ tát đứng ở phía bên trái của Phật A Di Đà. Kinh Liên Hoa được Tam Tạng pháp sư Cưu Ma La Thập[3] (Cumarajiva) dịch ra Hán văn vào năm 406 A.D. và nhiều học giả cho rằng chính từ bản dịch này mà Quan Thế Âm bồ tát đã trở thành một nữ thần vì bảy trong số ba mươi ba pháp tướng của Quan Âm là hình dáng một người đàn bà. Thích Trí Tịnh dịch ra tiếng Việt nguyên văn như sau:

1. Lúc bấy giờ ngài Vô-Tận-Ý bồ tát liền từ chỗ ngồi đứng dậy trịch áo bày vai hữu, chắp tay hướng Phật mà bạch rằng: “Thế Tôn! Ngài Quán Thế Âm bồ tát do nhân duyên gì mà tên Quan Thế Âm?”

Phật bảo ngài Vô Tận Ý bồ tát: “Thiện nam tử! Nếu có vô lượng trăm nghìn muôn ức chúng sinh chịu các khổ não, nghe Quan Thế Âm bồ tát này một lòng xưng danh. Quan Thế Âm bồ tát tức thời xem xét tiếng tăm kia, đều được giải thoát.

Nếu có người trì danh hiệu Quan Thế Âm bồ tát này dầu vào trong lửa lớn, lửa chẳng cháy được, vì do sức uy thần của bồ tát này được như vậy. Nếu bị nước lớn làm trôi, xưng danh hiệu bồ tát này liền được chỗ cạn. Nếu có trăm nghìn muôn ức chúng sinh vì tìm vàng, bạc, lưu ly, xà cừ, mã não, san hô, hổ phách, trân châu, các thứ báu, vào trong biển lớn, giả sử gió lớn thổi ghe thuyền của kia trôi tắp nơi nước quỉ La sát, trong khi ấy nếu có nhẫn đến một người xưng danh hiệu Quan Thế Âm bồ tát, thời các người đó đều được thoát khỏi nạn quỉ La Sát. Do nhân duyên đó mà tên gọi Quan Thế Âm.

2. Nếu lại có người sắp sẽ bị hại, xưng danh hiệu Quan Thế Âm bồ tát, thời dao gậy của người cầm liền gãy từng khúc, người ấy được thoát khỏi. Nếu quỉ dạ xoa cùng La Sát đầy trong cõi tam thiêu đại thiên muốn đến hại người, nghe xưng hiệu Quan Thế Âm bồ tát, thời các quỉ dữ đó còn không có thế dùng mắt dữ mà nhìn người, huống chi làm hại được. Dầu lại có người hoặc có tội, hoặc không tội, gông cùm xiềng xích trói buộc nơi thân, xưng danh hiệu Quan Thế Âm bồ tát thảy đều đứt rã, liền được thoát khỏi. Nếu kẻ oán tặc đầy trong cõi tam thiên đại thiên, có một vị thương chủ dắt các người buôn đem theo nhiều của báu trải qua nơi đường hiểm trở, trong đó có một người xướng rằng: “Các thiện nam tử! Chớ nên sợ sệt, các ông nên phải một lòng xưng danh hiệu Quan Thế Âm bồ tát, vị bồ tát đó hay đem pháp vô úy thí cho chúng sinh, các ông nếu xưng danh hiệu thời sẽ được thoát khỏi oán tặc này”. Các người buôn nghe rồi, đều lên tiếng xưng rằng: “Nam mô Quan Thế Âm bồ tát !” vì xưng danh hiệu bồ tát nên liền được thoát khỏi.

Vô Tận Ý ! Quan Thế Âm bồ tát sức uy thần cao lớn như thế.

3. Nếu có chúng sinh nào nhiều lòng dâm dục, thường cung kính niệm Quan Thế Âm bồ tát, liền được ly dục. Nếu người nhiều giận hờn, thường cung kính niệm Quan Thế Âm bồ tát, liền được lìa lòng giận. Nếu người nhiều ngu si, thường cung kính niệm Quan Thế Âm bồ tát liền được lìa ngu si.

Vô Tận Ý !Quan Thế Âm bồ tát có những sức uy thần lớn, nhiều lợi ích như thế, cho nên chúng sinh thường phải một lòng tưởng nhớ. Nếu có người nữ, giả sử muốn cầu con trai, lễ lạy cúng dàng Quan Thế Âm bồ tát, liền sinh con trai phúc đức trí tuệ; giả sử muốn cần con gái, bèn sinh con gái có tướng xinh đẹp, trước đã trồng phúc đức, mọi người đều kính mến.

Vô Tận Ý ! Quan Thế Âm bồ tát có sức thần như thế.

Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe

Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.

Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?

  • Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
  • Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x