
Quần Thư Khảo Biện – Web Tải Sách Miễn Phí Ebooks PDF
Giới thiệu & trích đoạn ebook
Sách Quần Thư Khảo Biện của tác giả Lê Quý Đôn mời bạn thưởng thức.
2. Người xưa trị đời giữ nước
Người xưa trị đời giữ nước, có đặt ra phép tắc và xây nền trị bình cũng chỉ là muốn thuận lẽ trời và hợp lòng người, để lo kế lâu dài về sau chứ chẳng phải do bị gò ép mới làm hoặc vì bị đe dọa mà không làm.
Vua Thành Thang [nhà Thương] dựa vào ba ngàn nước chư hầu để đánh đổ nhà Hạ. Vua Vũ [nhà Chu] cũng dựa vào tám trăm nước chư hầu để diệt nhà Thương. Nhưng sau đấy vua Vũ vẫn lập Vũ Canh [con vua Trụ nhà Thương đất Ân. Đến khi Vũ Canh làm phản, Chu Công sai ba người em trông coi đất Ân. Ba người này lại làm phản.
Những trường hợp này, xử theo lẽ thường là phải thay đổi chế độ Hầu phục, Điện phục và loại bỏ con cháu dòng dõi của triều đại trước, cắt bỏ [tước lộc] phân phong cho người cùng họ, không giữ lề lối cũ để tránh mối lo về sau. [Thế nhưng các bậc thánh hiền vẫn phong tước, chia đất, dựng nước chư hầu và trọng đãi con cháu của ba đời [Ngu, Hạ, Thương] thụ phong rộng rãi cho thân thích của họ mà không hề có sự thay đổi gì cả. Vậy mà vẫn để được kết quả tốt đẹp cho đời sau là yên ổn hưởng phúc lâu dài. Đời sau [không thế]. Lo chư hầu [làm phản] thì đặt ra quận huyện. Lo các tưởng [làm phản] thì phế bỏ công thần. Lo bảy nước [thay lòng] thì tước bớt [tước phong cho] người cùng họ. Lo các phương trấn [lật đổ] thì thu bớt binh quyền. [Trong lòng] chỉ nơm nớp lo người ta theo vết cũ làm phản mình. Nhưng muôn ngàn kẽ hổng càng đắp càng rò. Mối lo trong thiên hạ thường sinh ra ở chỗ không để tâm đến. Cuối cùng nếu vẫn không biết đâu mà phòng tránh trước thì cần gì phải khổ tâm suy nghĩ, mà không biết bắt chước người xưa cứ ung dung tự tại!
Hỗ Trai Tần Triều Vu cho rằng. Đoạn này nói về việc Chu Công gặp nạn Vũ Canh và Quản, Thái [làm phản] mà vẫn không diệt trừ dòng dõi của vua đời trước, không bỏ chế độ phong cấp cho người cùng họ. Còn người đời sau thì bất kể việc gì, cứ thấy có hại [cho mình] là liền như người bị nghẹn mà bỏ ăn. Hiểu biết [của họ] thật là thấp kém quá. [Họ không hiểu rằng] người xưa trị thiên hạ giống như thầy thuốc giỏi xem bệnh. Biết được căn bệnh thì chữa không khó, chỉ khó ở chỗ bồi bổ nguyên khí thôi. Người đời sau [trị thiên hạ] chẳng khác gì thày lang xoàng chữa bệnh. Đã dốt lại vụng. Muốn khử bệnh lại cứ công phạt nguyên khí cho đến khi đành bó tay không chữa được nữa. Cho nên đề phòng và ngăn ngừa [mầm mống xấu] ngay từ lúc mới chớm nở vẫn là điều cốt yếu. Nhưng chính sự phải thuận lẽ, hình phạt phải công bằng; dùng người hiền, bỏ kẻ nịnh để giảm bớt mầm bệnh. Như thế mới mong tạm yên được. Huống hồ là ba đời Hạ, Thương, Chu dựng nước, nền đã vững móng lại sâu. Cứ xem như việc Vũ Canh nhà Ân làm phản ở nơi cố đô nhà Ân mà từ cửa quan sang mãi phía Tây vẫn không hề bị lung lay. Cho nên [Chu Công] cứ ung dung mà sắp đặt [việc nước], [thì đã rõ việc ấy]. Còn đời sau như Bồ Kiên, thế mạnh như lửa bốc một thời, bề ngoài [tưởng chừng] thừa sức nuốt chửng nước Tấn nhưng chỉ một trận thua ở sông Phì Thủy mà kẻ thù địch đã nổi lên khắp nơi, đất nước lập tức bị tàn phá tan hoang. Vì vậy người đời sau, bình định xong thiên hạ, không thể không để tâm lo ngay đến mối họa loạn. Ấy cũng là cái thế không thể nào khác được.
Ông Quế Đường nói: Bồ Kiên lúc mới dựng nước, hình thế không khác gì nhà Chu hồi đầu. Nước Tiên Ty, Khương Hồ [đời Tần Bồ Kiên] có khác gì đất Hoài đất Yêm [của nhà Chu khi trước]. Xem đấy thật người ta không khỏi giật mình.
Chẳng kể là đức dày hay mỏng, nếu trừ ác mà không trừ cho tiệt họa thì thật là để mối lo lớn cho ngàn đời. Bồ Kiên đâu có phải người ngu tối, không biết lo xa? Chỉ vì thấy người ta có danh vọng, nếu trừ bỏ đi thì sợ mất lòng người một vùng cho nên cứ bao dung mà không biết rằng bọn Thùy, Trành, Hoằng, Sung vẫn là bọn người cần phải kiềm chế. Cho nên: “Người biết thua thì không chết “. Bồ Kiên chỉ thua có một trận mà bị chết ngay. Đó là vì cội rễ còn nông cạn quá.
Hỗ Trai cho rằng: Trừ bỏ mầm ác phải trừ cho tiệt nọc. Đó vốn là điều thiết yết. Nhưng thiết nghĩ, từ xưa đi xâm chiếm nước người mà dân họ chưa thật chán ghét vua của họ thì chưa thể chiếm nước họ được. Nếu cứ cố mà xâm chiếm thì sẽ sinh mối loạn về sau. Câu nói ấy dẫu là lời bàn của miệng của lão Nho nhưng xem ra cũng thật chí lý.
Đông Giáng bàn rằng: Bài này có thể xem ngang với bài luận lo xa (thâm lự luận) của Phương Chính Học.
3. Vào lúc nhà Hạ đang thịnh
Vào lúc đang thịnh, vua Vũ nhà Hạ được hàng vạn nước mang ngọc, lụa đến triều cống, tới vua Thang nhà Ân được hơn ba ngàn nước, đến đầu thời nhà Chu chỉ còn một ngàn tám trăm nước. Bấy giờ nước lớn rộng không quá vài ba trăm dặm, nước nhỏ chỉ một thành một ấp. Nước nào nước ấy đều theo chức phận phục vụ ngôi Thiên tử.
Nơi kinh kỳ ngàn dặm là chỗ dân ở. Việc dời tránh chỗ hiểm hại, tìm đến chỗ thuận lợi, thay đổi chỗ ở diễn ra bất thường. Còn về hình thế [như thế nào] thì [người đời xưa] chưa bàn đến. Đất đai của tiên vương xưa, phía Đông không quá biển Đông, phía Bắc không quá núi Hằng, phía Tây không quá Lưu Sa, phía Nam không quá núi Hoành. Còn những vùng đất mà đời sau cho là hiểm yếu thì [tiên vương] đều cho vào cõi Yêu và cõi Hoang cả
Sách liên quan
Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe
Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.
Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?
- Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
- Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.