
Quê Cũ – Web Tải Sách Miễn Phí Ebooks PDF
Giới thiệu & trích đoạn ebook
Vòi rồng
HỒ VÔ DANH
Nghe nói ở trong thành Bắc Kinh có một cái hồ vô danh. Trên bờ hồ lại toàn là những học viện cao cấp, từ đó đã sản sinh ra rất nhiều nhân tài. danh tiếng. Tương tự như thế, ở vùng X Thiểm Nam, cũng có một cái hồ vô danh. Trên bờ hồ có xóm thôn, trong thôn có mấy dòng họ: Triệu, Tiền. Tôn, Lý, Chu, Vũ, Trịnh, Vương, chỉ có điều là chẳng mấy ai biết chuyện sách đèn. Hô ở Bắc Kinh vì vô danh mà nổi danh, đó là do cố ý. Còn ở đây rõ ràng là hồ không có tên, nên thành vô danh. Nếu như bây giờ còn có được cái “Nan đắc hồ đồ” (sự hồ đồ hiếm có) của thời Trịnh Nhiếp, chắc chắn nhà nào cũng treo cao một bức hoành phi như thế. Trịnh Nhiếp từ thông minh mà trở thành hồ đồ, vẫn được coi là sự khiêm tốn của bậc hiền tài. Có một số người vốn đã là người hồ đồ, mà tiếp tục hồ đô, thì vĩnh viễn là kẻ hồ đồ.
Hô này diện tích không lớn, nước rất sâu, múc lên trong veo. Nước ở giữa hồ trong xanh, giống như thứ nước thủy tỉnh nói trong sách vở. Bờ phía Nam dưới chân núi Rồng (Long Sơn), nước lại có màu đen suốt quanh năm. Giữa nửa đêm mà nhìn ra, thì trên bờ sáng, còn dưới nước lại tối om.
Người trong làng đều cảm thấy ràng, mặt trời và mặt trăng trên trời đều từ giữa hồ mọc lên, giống như việc xách hai quả bầu nậm, cứ dìm một quả xuống. thì quả kia lại nổi lên. Việc mặt trời và mặt trăng mọc mọc, lặn lận, như khơi dậy tác dụng tây rửa của nước hỏ, và thúc đây những người trên bờ hồ, ra hồ tắm táp. Điều đó cũng làm cho khối người bị chết đuối, đồng thời cũng làm cho khá nhiều người biết cách cấp cứu người bị đuối nước, chìm hồ. Người giỏi nhất phải tính đến “Ông Quân Nhự. Ông có phương thuốc riêng của mình, đó là gói thuốc bột, chỉ cần bôi bôi lên chân mũi người bị đuối nước, là lập tức, nước ở trong bụng, ông ộc tháo ra. Nhưng điều làm cho “Ông Quân Nhu” đau đầu nhất là những người đàn bà cố tình chết, do sự rắc rối trong gia đình, họ không chết trên vách núi. không chết trên sợi dây thừng, mà “tùm” một cái, nhảy xuống hồ. Khi nhảy xuống hồ lại còn buộc thêm vào người một tảng đá, cho nên đợi đến khi có người phát hiện ra, thì chẳng còn phương thuốc nào có thể cứu sống nổi nữa.
Nghe nói khi cô Trọc, về nhà chồng, mới sang năm thứ hai, chị em dâu bất hòa với nhau, cô con dâu lớn nhà họ Trịnh ấy tức khí, bực mình, đâm đầu xuống hồ. Ban đâu, người trong làng cứ tưởng cô vượt ra ngoài núi, về sau thấy trong hồ cá tập trung quá nhiều, rồi có một hôm, xác nổi lên. Người chỉ còn có bộ xương, còn thịt thà, đều đà làm mồi cho cá hết.
Từ đó về sau, người trong thôn, chẳng còn ai ăn cá của hồỏ ấy nữa. Mãi về sau này người ta mới thành lập một ngư trường trên hồ, thanh thế, làm ăn, nổi như sóng cồn, nhưng đó là chuyện về sau, nên không nói ở đây vội. Nhưng dù cá đánh bắt được thật nhiều, đều mang đi nơi khác bán. Trẻ con ở vùng hồ, bắt cá, chỉ để chơi, một là nuôi mèo, hai là như chó, hoặc là mổ bụng cá ra, tách lấy chiếc bong bóng như hình quả bầu nậm be bé, rồi “bụp” một cái, lấy tay đập cho nổ chơi.
Trong sách cổ đã dạy: “Mây theo rồng, gió theo hồ”. Điều đó rất đúng. Núi Rồng ở bờ hồ bên kia luôn luôn bị mây mù quấn quanh, nên khi thấy núi to đùng, khi gầy guộc đến thảm hại, mà lại không có gốc, có rễ, cứ như là ở trên trời bay xuống vậy, có lúc lại như sắp bay vút lên trời mất. Nhưng khi màn mây trên đỉnh núi Rồng được vén đi, núi lại óng ả như tơ như sợi, khiến người ta muốn thành tiên mà cũng muốn chết đi, bởi khi ấy núi Hồ (Hồ Sơn) ở sau thôn lại sắp sửa quật gió. Gió cực mạnh. Vê mùa đông, chả nói làm gì, ngay trong mùa xuân, gió cũng mạnh như quất. Nếu có chim bay từ hồ vào, gió thổi làm tốc ngược cả lông, tan vỡ đội hình. Trên núi Hổ có rất ít cây cối, nếu có cây cối cũng toàn là những thứ cây lùn tịt loăn xoăn. Có những người từ nơi khác đến, nhìn một búi cây dại, tất nhiên đấy là những người văn minh, nhàn rỗi, giàu tưởng tượng, bảo rằng đó là khu rừng nguyên thủy, vô cùng kỳ lạ, có người còn đào về, trồng vào chậu, làm cảnh chơi ngắm.
Trong hồ có mấy lá thuyền. vô cùng giản đơn. Có hai lá là những tấm ván mỏng, ghép lại bằng đinh, làm thuyên, có ba lá là những cây liễu khô cong queo, khoét ruột rồi làm thành thuyền. Tất cả đều để chuẩn bị dùng vào ngày mồng năm tháng tư hàng năm. Những người đàn ông sống trên bờ hồ, ai cũng biết bơi, nên chẳng cần đến thuyền để làm gì, đàn bà con gái cũng là dân sông nước, nhưng ngày mồng năm tháng tư, không thể cởi tuột quần áo mà bơi trong hỏ được. Các cô sẽ ngồi trên những lá thuyền đó, rồi lấy những cái xẻng gỗ rê thóc làm mái chèo mà bơi, tạo ra vô số những xoáy nước, và cứ thế mà bơi cho thuyền ra đến giữa hồ.
Sách liên quan
Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe
Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.
Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?
- Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
- Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.