
Quỷ Cốc Tử Mưu Lược Toàn Thư – Đọc sách online ebook pdf
Giới thiệu & trích đoạn ebook
QUAN NIỆM VỀ MỆNH TRỜI CỦA NHO GIA
Quan niệm về mệnh trời chính là một bộ phận cấu thành quan trọng trong tư tưởng Nho gia của Khổng Tử, Mạnh Tử và các nhà Nho đời sau. Khổng Tử nhấn mạnh rằng người quân tử cần phải “tri mệnh” (biết mệnh trời) để thuận theo sự chuyển động của trời. Cùng với sự truyền bá ngày một sâu rộng của Nho gia, tư tưởng này đã ăn sâu vào lòng người, thuật mệnh lý của Trung Quốc cổ đại cũng được sinh ra dưới sự ảnh hưởng của tư tưởng này.
QUỶ CỐC TỬ, LẠC LỤC TỬ
Quỷ Cốc Tử tên thật là Vương Hủ, tổ sư của phái Tung Hoành gia thời Chiến Quốc, các thuyết khách như Tô Tần, Trương Nghi, Tôn Tẫn, Bàng Quyên đều là học trò của ông. Do ông thường xuyên ẩn cư, lại biên soạn nên các cuốn “Quỷ Cốc Tử”, “Bản kinh âm phù thất thuật”, nên cuộc đời và thân thế của ông cũng được phủ lên một bức màn thần bí, được suy tôn làm ông tổ sư của thuật đoán mệnh. Lạc Lục Tử cũng là người thời Chiến Quốc, nhưng sử sách không còn để lại chút thông tin gì về thân thế tiểu sử của ông, còn cuốn “Lạc Lộc Tử” tương truyền là của ông đã được chứng minh là do người đời Tống ngụy tạo.
TRÂU DIỄN VÀ THUYẾT “NGŨ ĐỨC THỦY CHUNG”
Trâu Diễn là người nước Tề thời Chiến Quốc, ông là một triết gia với kiến thức sâu rộng, có hiệu là “Đàm thiên Diễn” (ông Diễn bàn về trời). Dựa trên cơ sở kế thừa thuyết Âm Dương Ngũ hành cổ đại, ông đã đề ra lý luận “Ngũ hành sinh thắng”, tức lý luận Ngũ hành sinh khắc, đồng thời dùng đó để giải thích về sự biến hóa phát triển của tự nhiên và xã hội, trở thành nền tảng lý luận cho các phái mệnh lý về sau, bao gồm cả đoán mệnh Bát tự.
TẦN
(221 TCN – 206 TCN)
THUYẾT NGŨ ĐỨC THỦY CHUNG
Trong thời Tần – Hán, thuyết Ngũ đức thủy chung do Trâu Diễn đề xướng đã trở thành một quan niệm lịch sử có sức ảnh hưởng sâu rộng nhất. Thuyết Ngũ đức thủy chung có tác dụng quan trọng nhất trong sinh hoạt chính trị đời Tần. Tần Thủy Hoàng lên ngôi thiên tử thay thế nhà Chu, cho rằng đó là đức Thủy thay thế cho đức Hỏa, bởi vậy nên đã thay lịch pháp, màu sắc phục sức, sửa tháng 10 trong lịch nhà Hạ thành tháng giêng, trang phục, cờ quạt đều đổi sang màu đen.
HÁN
(202 TCN – 220)
TRƯƠNG HÀNH
LUẬN THIÊN TRI MỆNH
Trong thời Lưỡng Hán, người thống trị “không hỏi trời cao hỏi quỷ thần”, phương thuật cực thịnh, thuật chiêm bốc đoán mệnh vốn có liên quan đến phương thuật cũng ngày một phát triển. Nhà khoa học nổi tiếng Trương Hành cũng tinh thông thuật chiêm tinh. Trong thời kỳ đó, xuất hiện khá nhiều sách đoán mệnh, trong đó nổi tiếng nhất là “Luận hành” của Vương Sung.
ĐỔNG TRỌNG THƯ
TƯ TƯỞNG NHO GIA
Dưới thời Hán Vũ Đế, Đổng Trọng Thư đã đề xuất “bãi truất bách gia, độc tôn Nho thuật”, từ đó về sau, các học phái khác như Tung Hoành gia, Âm Dương gia lần lượt tiêu biến, tư tưởng Âm Dương Ngũ hành cũng dần dần được Nho gia hấp thụ, trở thành nền tảng lý luận cho quan niệm thiên mệnh của Nho gia. Từ đó về sau quan niệm về thiên mệnh của Nho gia đã từng bước trở thành một loại vũ trụ quan, nhân sinh quan có ảnh hưởng sâu xa đối với người Trung Quốc.
ĐỊNH DANH THUẬT SỐ
Dưới thời Tây Hán, học giả nổi tiếng Lưu Hướng đã tập hợp các môn khách để biên soạn nên bộ mục lục phân loại mang tính tổng hợp đầu tiên phản ánh một cách hệ thống kho tàng sách vở của quốc gia, đó là “Thất lược”. Các trước tác thuộc loại thuật số mệnh lý được quy về phần “Thuật số lược”, đến đây, thuật số đã được chính thức định vị thành một loại thư tịch quan trọng, chứng tỏ thuật số đã được chính quyền đương đại chính thức tiếp nhận.
TAM QUỐC LƯỠNG TẤN
(220 – 420)
Sách liên quan
Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe
Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.
Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?
- Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
- Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.