Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân chưa có điều kiện mua sách giấy, hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau mọi bản quyền thuộc về Tác Giả & Nhà Xuất Bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

Sách Rèn Thói Quen Tư Duy Phản Biện của tác giả Thinknetic mời bạn thưởng thức.

– 2 – Mấu chốt của các thói quen

Chúng ta chính là những gì ta liên tục thực hiện. Vì thế, sự xuất sắc không phải một hành động mà là một thói quen.”

– Aristotle

Bạn đã bao giờ đứng cạnh tủ lạnh hay bên chạn bếp, ăn thứ gì đó một cách vô thức trong khi bộ não bạn lướt qua danh sách những việc cần làm trong ngày hay chưa? Bạn mở cánh tủ và lấy thức ăn ra, nhưng đôi khi bạn cảm thấy như thể đó là hành vi vô thức thay vì là lựa chọn thực sự của bạn. Thật dễ để lạc lối trong những ý nghĩ của chính mình đến nỗi chúng ta đưa ra những quyết định dù cơ bản nhất trong trạng thái gần như mộng du. Nhưng tại sao lại thế? Làm thế nào chúng ta đưa mình trở lại thực tại được? Để giành lại quyền kiểm soát cuộc sống, chúng ta cần một tâm trí không ngừng đặt câu hỏi ngăn chúng ta ăn hết gói bỏng ngô hoặc hơn thế.

Các thói quen là những hành động và hành vi mà chúng ta làm một cách tự động, từ các lề thói thường nhật đơn giản nhất cho tới những hoạt động thể chất và tinh thần mà chúng ta đã học hỏi theo thời gian. Vì thói quen có thể là tốt hoặc xấu, lợi hoặc hại, chúng ta cần biết chúng được hình thành và quên đi như thế nào để sử dụng chúng một cách tích cực trong cuộc sống.

BẠN CHÍNH LÀ CÁC THÓI QUEN CỦA MÌNH

Chúng ta sa vào các thói quen xấu khi trạng thái vô thức là điều ta không mong muốn. Một lí do quan trọng khiến chúng ta thường xuyên làm theo những hành vi mặc định thay vì dừng lại để cân nhắc một lựa chọn nào đó chính là căng thẳng thần kinh.

Có thể bạn đã biết, sự căng thẳng thần kinh làm suy giảm chức năng của vùng vỏ não trước trán – phần não bộ xử lý trí nhớ ngắn hạn.14 Điều này giải thích tại sao thật khó để quyết định bạn muốn loại nhân bánh pizza nào mặc dù đây là một quyết định không mấy rủi ro. Bạn đánh mất khả năng lý luận của mình.

Nếu những “sự cố” suy nghĩ này chỉ giới hạn trong chuyện ăn uống thì thứ duy nhất có thể phải gánh chịu hậu quả chỉ là vòng eo của bạn. Tuy thế, chúng ta có thể rơi vào trạng thái vô thức hoặc đóng băng quyết định trong mọi khía cạnh của cuộc sống, từ công việc cho tới các mối quan hệ. Đây chính là lí do mà mọi người vẫn thường tiếc nuối khi mọi sự đã rồi nhưng không nhận ra rằng trong phần lớn trường hợp, mọi chuyện có thể được giải quyết tốt hơn nhiều nếu ta dừng lại, rời khỏi băng chuyền quyết định mặc định và suy nghĩ thấu đáo. Phần lớn mọi người không dám tự hỏi xem mình muốn gì và tại sao lại muốn thứ đó. Nguyên do thường là câu trả lời sẽ khiến họ khó chịu hoặc phải hành động thêm ngoài danh sách những việc cần làm vốn bất khả thi.

Đến đây, mô hình tư duy nhanh và chậm sẽ phát huy hiệu quả.15 Chế độ tư duy nhanh bao gồm các hành vi mặc định vốn là những phản hồi tự động và nhanh chóng trước các tình huống; chúng có thể là tốt hoặc xấu, nhưng chính từ đây, những “thói quen xấu” dần hình thành. Chúng ta cũng có thể chuyển sang chế độ tư duy chậm, nhưng như bạn hẳn đã đoán ra, nó đòi hỏi bạn phải chậm lại để suy nghĩ thấu đáo một cách logic về tình huống. Vấn đề nằm ở đây. Chúng ta không giỏi nghĩ chậm lại, vì thế chúng ta cũng thường không giỏi suy nghĩ thấu đáo về thứ mà chúng ta đang vội vàng thực hiện hay tại sao ta lại đang thực hiện nó.

Vậy nên, lần tiếp theo bạn vớ lấy túi đồ ăn vặt một cách vô thức, hãy chậm lại. Cố gắng tìm hiểu tại sao bạn lại ăn, bạn nên làm gì thay vì ăn vặt, và cuối cùng làm thế nào bạn có thể tránh rơi vào trạng thái này lần nữa. Trong trường hợp của tôi, giải pháp là giấu túi bỏng ngô ở ngăn tủ trên cùng.

Bạn có thể hiểu thêm rất nhiều về bản thân, những gì khiến bạn hứng thú và đích đến cuộc đời của bạn thông qua đặt ra những câu hỏi đúng đắn.

Bạn có thể thay đổi thói quen từ những lựa chọn nhỏ trong cuộc sống và dần đến những quyết định lớn lao. Các thói quen sẽ định hình cơ hội tương lai của bạn.

May thay, sự thay đổi các thói quen không chỉ dựa trên sự may mắn hay lòng quyết tâm. Có những mô hình được nghiên cứu kĩ càng mà bạn có thể sử dụng để tập các thói quen mới hoặc loại bỏ các thói quen xấu một cách logic. Vậy bạn muốn thay đổi điều gì?

THÁO GỠ TRẠNG THÁI VÔ THỨC

Hãy nghĩ tới một việc bạn thường xuyên làm, những việc bạn làm để sửa soạn vào buổi sáng hoặc cách mà bạn rời khỏi nhà chẳng hạn. Nhiều khả năng là bạn thực hiện một số bước nhất định theo một trình tự cụ thể. Bạn kiểm tra xem mình đã mang điện thoại và chìa khóa chưa trước khi bước ra khỏi nhà. Bạn xếp cốc uống nước vào máy rửa chén sau khi dùng xong. Bạn bỏ bộ đồ tập vào máy giặt sau buổi tập luyện. Hoặc có thể bạn ấn nút tạm tắt chuông vài lần trước khi thức dậy, ăn sáng và uống cà phê ở cùng một cửa hàng trên đường tới chỗ làm. Bạn sẽ có vô số những kiểu mẫu “có sẵn” rất dễ chỉ ra nếu bạn chú ý tìm kiếm.

Nếu muốn xây dựng những thói quen mới trong bất kì khía cạnh nào của cuộc sống, dù là thói quen thể chất hay tinh thần, bạn đều có thể làm theo một kiểu mẫu để nhận diện và thấu hiểu chúng. Kiểu mẫu này bao gồm một tín hiệu, một hành động lặp đi lặp lại, một phần thưởng, và nó được gọi là “Vòng lặp Thói quen”.16 Ví dụ, bạn thức giấc thật sớm vào mỗi buổi sáng (tín hiệu), ăn sáng (hành động lặp), và cảm thấy cơ thể mình tràn đầy năng lượng cho một ngày mới (phần thưởng). Vì thế, bạn biết rằng cảm giác giàu năng lượng gắn liền với việc thức giấc và ăn sáng. Nhiều khả năng bạn sẽ duy trì thói quen này nếu nhận được phản hồi tích cực.

Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe

Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.

Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?

  • Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
  • Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x