Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân chưa có điều kiện mua sách giấy, hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau mọi bản quyền thuộc về Tác Giả & Nhà Xuất Bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

LƯỢC SỬ VỀ NHẪN CƯỚI VÀ CHÚ RỂ

Ngày cưới là một trong những ngày trọng đại nhất của đời người. Vì vậy, trải qua nhiều thế kỉ, ngày cưới đã tụ hợp nhiều truyền thống và biểu tượng khác nhau: nhẫn cưới, bánh cưới, phù rể. Nhưng ý nghĩa của những nghi thức kì lạ này là gì?

Bữa tiệc toàn đàn ông

Có thể nói bữa tiệc của riêng đàn ông hay “bữa tiệc của những người chưa vợ” ở Bắc Mỹ, “bữa tiệc bò đực” ở Nam Phi và “bữa tiệc hươu đực” ở Úc đều bắt nguồn từ mục đích khoả lấp tâm trạng không vui trước ngày cưới. Trước ngày cưới, bữa tiệc của riêng đàn ông thường là dịp để họ động viên tinh thần cho nhau bằng nhiều loại rượu. Còn có thuyết khác cho rằng bữa tiệc toàn đàn ông bắt nguồn từ bữa tối của những người chưa vợ đã trở thành truyền thống ở Sparta1 thế kỉ thứ V trước Công nguyên. Trong bữa tiệc diễn ra vào tối hôm trước đám cưới của một người bạn, những người lính nâng cốc chúc mừng nhau.Đối với cô dâu cũng vậy, bữa tiệc của riêng phụ nữ được bắt đầu từ thời kì vua Charles II, thế kỉ XVII, cho phép bạn, gia đình và bạn bè của cô dâu kiểm tra quần áo tư trang, hay ngăn tủ đựng quần áo cưới cùng những đồ quý giá là của hồi môn của cô dâu.

Người phù rể

Trong thời kì cổ đại, những người đàn ông thường bắt phụ nữ về làm vợ. Có lẽ đây không phải là cách tốt nhất để bắt đầu một tình yêu, chia sẻ hôn nhân. Một người đàn ông sẽ đi cùng với người bạn đáng tin cậy và khoẻ mạnh nhất để giúp anh ta chiến đấu với bất cứ sự kháng cự nào từ phía gia đình của người phụ nữ. Nói cách khác, người bạn đó chính là người đàn ông chiến đấu giỏi nhất. Trong thời kì của người Anglo – Saxon ở Anh, người phù rể sẽ đi cùng chú rể vào trong giáo đường để đề phòng cô dâu kháng cự trong lễ cưới. Theo truyền thống, trước bàn thờ, cô dâu đứng bên trái chú rể bởi lúc đó chú rể cần rảnh tay phải để cầm gươm. So với thời đó, những áp lực căng thẳng của ngày cưới thời hiện đại đã giảm đi.

Những lời thề nguyện

Những câu thề nguyện trong đám cưới truyền thống là những lời hứa yêu thương nhau “lúc tốt hay lúc xấu, lúc giàu hay nghèo, lúc ốm đau và bệnh tật” bắt nguồn từ nghi thức hôn nhân trang trọng lấy từ cuốn sách

Những lời cầu nguyện phát hành năm 1662. Kể từ đó đến nay, những lời thề này dường như không thay đổi.

Trong đám cưới truyền thống của người Hindu, những lời thề được thể hiện theo một hình thức khác, cô dâu và chú rể sẽ bước bảy bước cùng nhau trước khi tuyên bố lời thề với tất cả mọi người. Sau bảy bước, chú rể nói với cô dâu: “Với bảy bước chúng ta đã trở thành những người bạn. Hãy để anh đến được tình bạn của em, để anh không tách rời khỏi tình bạn của em, để tình bạn của em gắn liền với anh”.

Trong đám cưới của người Do Thái, cô dâu và chú rể bước đi trong giáo đường và đứng dưới bức trướng, chỗ đứng trong một không gian thiêng liêng kín đáo biểu tượng cho ngôi nhà của người Do Thái. Ở đó, trước khi trao nhẫn cho cô dâu, chú rể sẽ tuyên bố: “Em được dâng hiến cho anh, qua chiếc nhẫn này, theo đạo của Moses và Israel”. Buổi lễ kết thúc khi chú rể đập vỡ một chiếc cốc dưới chân (may thay chú rể có đi giầy).

Chiếc nhẫn

Vị trí của chiếc nhẫn mà chú rể đeo vào ngón tay cô dâu minh chứng cho tiền bạc nhiều hơn là tình yêu. Ở Ai Cập cổ đại, “nhẫn – tiền” ban đầu thường dùng tiền xu hoặc sợi gai dầu bện thành chiếc nhẫn đeo vào ngón tay cô dâu ngụ ý từ bây giờ cô ấy được trao tặng với sự giàu có của người chồng.

Còn ở Hy Lạp cổ đại, chiếc nhẫn mang một ý nghĩa lãng mạn hơn. Chiếc nhẫn được đeo vào ngón tay thứ ba ở bàn tay trái bởi ngón tay đặc biệt này chứa đựng “cảm hứng tình yêu” trực tiếp dẫn đến trái tim.

Thời La Mã, khi người phụ nữ nhận chiếc nhẫn thì được xem là đã chấp nhận sự ràng buộc theo pháp luật và chiếc nhẫn là biểu tượng cô ấy không còn độc thân nữa.

Trở lại thế kỉ XII, Giáo hoàng Innocent III quy định rằng lễ cưới được tổ chức trong nhà thờ và chiếc nhẫn được sử dụng trong buổi lễ. Do đó, người theo đạo Cơ Đốc coi nhẫn cưới như là biểu tượng của tình yêu và sự chung thuỷ. Vì vậy, chiếc nhẫn mang ý nghĩa tôn giáo.

Bánh ngọt

Thời La Mã, chú rể sẽ ăn một phần chiếc bánh mì lúa mạch, chiếc bánh mì được nướng dành riêng cho lễ cưới. Phần còn lại của chiếc bánh được bẻ vụn rắc lên đầu cô dâu! Điều này tượng trưng cho sự dâng hiến trinh tiết của cô dâu và khẳng định quyền kiểm soát của chú rể. Tuy nhiên, ngày nay chiếc bánh này đã được biến đổi thành chiếc bánh cưới hiện đại hơn, nó quá lớn để có thể bẻ vụn rắc lên đầu cô dâu. Vì vậy, phong tục này đã chấm dứt.

Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe

Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.

Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?

  • Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
  • Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x