
Sáu Người Bạn Đồng Hành 17 – Bí Ẩn Máy Thôi Miên – Đọc Sách Online Ebooks PDF
Giới thiệu & trích đoạn ebook
Một phát minh quan trọng
-Tớ có cảm tưởng là không bao giờ mình biết được phát minh nổi tiếng đó đâu, – Đầu Bếp rầu rĩ nói, khi bọn chúng lại băng qua công viên Cái Đầu Vàng. – Theo lời anh Yves, ông Defalguière vừa mới chế được cái máy phát sóng Vô tuyến mà một cái ti vi bình thường, từ một khoảng cách khá xa có thể bắt được.
– Một cái máy để phát lậu chương trình truyền hình, ngoài vòng pháp luật à? – Thủ Lãnh ngắt lời.
– Nói như cậu cũng được. Chỉ có điều “chương trình lậu” này không có hình, không có tiếng.
– Cái gì? Cái gì?
– Thì cứ như lời của anh Yves, cái máy này tạo ra một loại sóng đặc biệt…, qua một cái tivi bình thường, nó có khả năng thôi miên đám khán giả đang ngồi trước màn hình mà họ không hề hay biết gì hết.
– Đúng là một phát minh quỷ quái, – Mady kêu lên.
Hề Xiếc ngẫm nghĩ: “Vậy thì người ta có thể sai khiến đám khán giả này làm gì cũng được!”
– Đúng! – Nghệ Sỹ thừa nhận. – Nhưng đó không phải là ý định của ông Defalguière. Ông chỉ muốn tìm ra một phương tiện nhanh nhất, chắc chắn nhất và hiệu quả nhất để đưa bệnh nhân vào tình trạng thôi miên… Mấy cậu đều biết người ta có thể thôi miên một ai đó, tức là đưa người này vào tình trạng như đang ngủ, cơ thể và tinh thần vẫn phản ứng được, nhưng ý chí riêng thì không còn, làm bất cứ điều gì người ta ra lệnh! Người thôi miên chỉ dùng cặp mắt, giọng nói, hai bàn tay, tạo nên kỹ thuật ám thị. Năng lực ám thị không phải ai cũng có. Như vậy lợi ích thứ nhất của cái máy Defalguière: bất cứ ai cũng có thể dùng nó để thôi miên…
– Và lợi ích thứ hai? – Thủ Lãnh xen vào. – Tớ chắc là không ai cưỡng được cái máy thôi miên này…
– Đúng vậy! – Nghệ Sỹ gật đầu. – Bởi vì có nhiều người không ai ám thị nổi!…
– Ví dụ như tớ! – Hề Xiếc la lên. – Cho cậu để tớ nằm dài ra trên giường, đảo cặp mắt tròn xoe nhìn tớ, và thì thầm bên tai tớ đủ mọi giọng: “Ngủ đi cưng!… Cưng thư giãn đi!” thì cậu chỉ càng làm tớ cười đã đời thêm!
– Chuyện đó phải thí nghiệm à, – Nghệ Sỹ nói.
– Vừa rồi cậu có nhắc tới “bệnh nhân”… – Mady chen vào.
– Phải, chính vì vậy mà phát minh của ông Defalguière rất quan trọng, có thể nói là cực kỳ quan trọng đối với… nhân loại! Bởi vì trong tình trạng thôi miên người ta có thể chữa lành nhiều bệnh. Bởi vì bệnh nhân không còn sợ nữa, không còn chống cự nữa. Chẳng hạn các bệnh tâm thần…
Giác Đấu ngắt lời:
– Đúng. Điều này không có gì mới mẻ, tớ có coi trong một phim Mỹ, một bác sĩ…
– Phải rồi, bác sĩ Charlot. Ổng đặt câu hỏi cho các bệnh nhân trong tình trạng thôi miên về quá khứ của họ, về tuổi thơ của họ, làm họ nhớ lại những kỷ niệm mà họ đã quên lãng, những kỷ niệm họ không muốn nhớ lại vì họ xấu hổ… Tớ cũng không biết là sao nữa… Nhưng khi họ nhớ lại những kỷ niệm đó, họ mới hiểu tại sao họ bị như vậy, tại sao họ đau khổ… Và nhờ vậy mà việc chữa trị thành ra dễ dàng hơn rất nhiều.
– Tài tình thiệt ! – Đầu Bếp kêu lên.
– Theo Yves thì phát minh của ba ảnh còn có thể thay thế thuốc gây mê trong trường hợp giải phẫu nữa kia!
– Để cưa hai cái giò của cậu, mà cậu vẫn vui tươi, – Hề Xiếc xen vào, – thì chỉ cần bật cái tivi lên và… a lê hấp, không hay không biết gì hết, cậu tỉnh giấc, thấy mình mất tiêu cặp giò và… rất là vui sướng!
– Hề Xiếc có trái tim bằng đá! – Mady giả bộ công phẫn, vì cô biết rõ hắn không phải vậy. – Nè, ông Hề Xiếc, ông hãy nghĩ tới mấy sản phụ: biết bao nhiêu đau đớn vô ích có thể tránh được.
– Hay là các trung tâm chỉnh hình! – Nghệ Sỹ tiếp lời. – Bằng cái máy thôi miên này, mọi việc đã nhanh chóng và ít đau hơn…
Rồi điều bất ngờ xảy ra: trong cơn hào hứng, Giác Đấu bỗng mất vẻ điềm đạn thường ngày để tuôn ra cả một tràng như pháo nổ:
– Mấy cậu có biết là người ta có thể đạt được rất nhiều thứ bằng phương pháp thôi miên này không? Người ta đã thử nghiệm rồi đó! Hiện nay thì vẫn còn khá đắt, nhưng trong tương lai khi nó phổ biến, thì có thể ai cũng dùng được thôi. Học đàn piano nè, học đánh tennis nè, gõ máy chữ nè… Và ngay cả học tiếng Đức không một chút khó khăn nữa!… Cậu nói sao hả Hề Xiếc?
Lập tức Hề Xiếc nhắm mắt, đưa hai tay lên trời… sung sướng như thể hắn vừa được thôi miên và thu được tất cả những thứ đó.
Mải mê trò chuyện, mấy người bạn không nhận ra là đã về tới nơi. Kafi đã lôi chúng trở lại thực tế bằng mấy tiếng sủa: chúng đã trở về chỗ xuất phát – Mái – Nhà – Thợ – Dệt – Lụa trên đồi Chữ – Thập – Hung. Nhưng thực tế, than ôi, cũng là gương mặt người phụ nữ điên đảo vì một thảm kịch mà chúng không muốn dấn sâu thêm vào những điều phỏng đoán.
Vậy nhưng tối hôm đó, khi cả sáu đứa trở về nhà thì cái tin bi thảm kia bùng nổ qua giọng nói của xướng ngôn viên đài truyền hình, không thèm đếm xỉa gì đến trái tim nhạy cảm của chúng:
“Nhà bác học danh tiếng Edmond Defalguière đã tự sát tối hôm qua, ở tuổi 48. Bà Defalguière, vợ ông không chịu tuyên bố gì với các phóng viên; nhưng theo cảnh sát, chồng bà có để lại một lá thư cho biết hành vi tuyệt vọng của ông là do “những nỗi thất vọng đau đớn trong gia đình và nghề nghiệp” gây nên.
“Ông Edmond Defalguière đã nổi tiếng từ lâu trong lĩnh vực điện tử, và giới chuyên môn cho biết ông sắp cho ra đời một phát minh cực kỳ mới mẻ, có khả năng giành cho ông giải Nobel sắp tới.
“Nước Pháp, và đặc biệt là thành phố Lyon, không những mất đi một bộ óc vĩ đại mà còn mất đi một trong những con người xả thân vì nhân loại. Bởi vì Defalguière cũng còn là một nhà hoạt động nhân đạo với những tác phẩm đã xuất bản lâu nay, mà nổi tiếng nhất và đại chúng nhất là cuốn Thư ngỏ gửi các tay phù thuỷ tập sự.
Sách liên quan
Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe
Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.
Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?
- Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
- Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.