Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau bản quyền thuộc về tác giả & nhà xuất bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

Sẽ Có Cách, Đừng Lo!

Đừng Vội “Trông Mặt Mà Bắt Hình Dong”

Thời còn phụ việc ở “showrom” xe hơi, tôi từng chứng kiến 1 việc mà mãi tận sau này tôi vẫn ghi nhớ và coi đó như một bài học cho cuộc sống lẫn công việc kinh doanh của tôi.

Một buổi sáng trời mưa tầm tã, có một vị khách đến hỏi về các mẫu xe bán tải. Tại thời điểm đó, dường như không một nhân viên kinh doanh nào đứng dậy bước ra tiếp ông, tôi đoán có lẽ là vì dáng vẻ của vị khách kia không mấy làm họ hào hứng. Ông ta mặc bộ đồ cũ sờn bạc thếch, nước mưa ướt sũng càng làm cho bộ quần áo thêm phần thảm hại, chiếc xe 67 từ thời “một nghìn chín trăm hồi xưa lắm” được ông dựng tạm ở trước cửa, bảo vệ cũng chẳng buồn đưa thẻ xe. Cứ thế ông đi vào, sờ hết chiếc xe này đến chiếc xe khác. Một bạn nhân viên định đứng lên đuổi ông đi, nhưng mọi người ngăn lại vì sợ sếp tổng sẽ xem được qua camera và khiển trách. Thế là họ đùn đẩy tôi ra để tiếp đón vị khách kia vì tôi đang là nhân viên thử việc.

Tôi bước ra, lễ phép chào hỏi, tận tình tư vấn bởi vì trong suy nghĩ của tôi lúc đó thì đây là công việc của tôi, tôi nhận lương để làm tốt vai trò này và việc bán được hàng hay không chưa quan trọng bằng việc tôi đã làm hài lòng người đến xem xe. Hơn hai tiếng đồng hồ vã mồ hôi vì những câu hỏi đi hỏi lại của vị khách kia, về kết cấu xe, về màu sắc, về hạn bảo hành… tôi bắt đầu cảm thấy thấm mệt. Những nhân viên khác thì nhìn ông bằng đôi mắt xem thưởng ra mặt, và tất nhiên họ cũng không quên ném một cái nhìn đầy thương hại cho sự “vất vả” của tôi.

Bỗng ông vỗ tay “đánh bộp” lên chiếc mui xe, dõng dạc nói rõ từng chữ: “Bác lấy hai chiếc xe này, thanh toán tiền mặt nhé!”

Tôi trợn mắt, tám nhân viên có mặt tại đó bỗng sững sờ như những pho tượng, ánh mắt của mọi người thật khó mà diễn tả. Nó vừa thất sắc, vừa bất ngờ, vừa hoài nghi mà lại như “tiếc nuối”. Sau câu nói gây “chấn động” đó, vị khách kia rút điện thoại gọi cho ai đó. Mươi, mười lăm phút sau, một chiếc ô tô khác chở một bao tải tiền đến để ký hợp đồng mua xe. Người mang tiền đến ăn mặc đẹp hơn, áo sơ mi hàng hiệu, giày tây bóng loáng, và là “đệ tử” của người đàn ông lôi thôi lếch thếch với chiếc xe cà tàng mà chúng tôi đã nhìn thấy.

Hợp đồng mua bán được ký nhanh gọn, tôi được nhận vào làm nhân viên chính thức ngay ngày hôm đó. Nhìn theo bóng vị khách kì quái đang rướn người đạp nổ chiếc xe 67 cũ kỹ với chiếc càng như muốn long ra sau mỗi lần đạp của ông, tôi cảm thấy mình đã học được một bài học quá lớn trong cuộc đời. Đối với con người, đừng vội “trông mặt mà bắt hình dong”!

15 Tuổi, Tôi Đã Sống Sót Như Thế Nào Giữa Sài Gòn Với 0,5 Đô La?

Thỉnh thoảng, có người than phiền với tôi rằng thật khó để làm gì với 5 – 10 triệu đồng ở giữa đất Sài thành nhộn nhịp này, muốn bắt tay vào khởi nghiệp thì phải có vài ba trăm triệu mới được. Cũng không ít bạn ở tỉnh lên thành phố học than phiền rằng bố mẹ gửi tiền ít quá, không đủ sinh hoạt ở nơi đắt đỏ bậc nhất nước. Và đột nhiên, tôi cảm thấy mình may mắn, vì ít ra, cuộc đời đã từng đẩy tôi đến nỗi cùng cực khi chỉ là một cô bé oắt con, để giờ đây tôi luôn cảm thấy biết ơn với những gì cuộc đời mang đem lại, dẫu buồn, dẫu vui…

Mua hè năm 2008, tôi chạm chân tới Sài Gòn trên những chiếc xe nồng nặc mùi người, mùi hối hả là tôi của tuổi 15, ngây ngô và khờ dại thật sự. Tối mất định hướng, tối khóc ầng ậc mỗi khi nghe người ta nhắc đến ba, đến mẹ. Chuyến xe buýt cuối cùng kết thúc sau một lần bị lừa thì cũng là lúc tôi và mẹ chỉ còn mười mấy nghìn đồng để chia đôi với nhau. Không nhà ở, không thức ăn, không phương tiện đi lại, không người thân. Chúng tôi chỉ có đôi chân để đi và đôi tay để làm việc. Tôi xin phụ bán hàng, xin được ngủ lại và được ăn cơm hai bữa mỗi ngày. Mọi người bây giờ nhìn thấy tôi ít bao giờ ăn sáng, chẳng phải tôi ỏng ẻo kén chọn mà là bởi vì dạ dày tôi quen rồi. Quen từ thời phải tiết kiệm từng bữa sáng nên bây giờ sương không quen, ăn vào đau dạ dày.

Chủ cửa hàng đuổi, vì tôi cứ trốn vào nhà kho mà khóc rưng rức, tôi lại ôm bọc quần áo, lội bộ hàng mấy cây số để xin việc khác.Tôi không biết vì sao mà lúc đó trong tâm trí tôi không có suy nghĩ về việc từ bỏ hay cạy cục xin xỏ, dù rằng tôi cũng có nhiều họ hàng khá giả. Tôi vẫn muốn đi học, vào đại học là niềm hi vọng duy nhất của tôi lúc bấy giờ, nhưng những trung tâm giáo dục thường xuyên luôn là nỗi ám ảnh của những đứa gà mờ như tôi. Tôi bị đánh, bị nhấn đầu vào bồn cầu, bị đe nẹt uy hiếm hằng ngày bỏi những “đàn chị” trong trường. Nhưng tôi lì lợm đến mức bạn bè cho là “vô liêm sỉ” khi vẫn vác mặt đến học. Tôi không từ bỏ, tôi không sợ bị ức hiếp, miễn là được đi học! Tuổi ăn tuổi ngủ lại thiếu thốn, lần đầu tiên tôi biết thế nào là sự nhục nhã đến cùng cực khi nhặt lại hộp phở xào dang dở của con gái chủ tiệm vứt vào thùng rác cạnh lối đi.

Tôi không đi chơi, không quà vặt, không ra tiệm “internet” để “chat chit” sau giờ làm như những người làm cùng. Tháng lương đầu tiên, có thêm ít thưởng, chúng tôi thuê được chỗ ở do chính mình tự trả tiền, có thể ăn thêm những bữa ăn ngoài. Trong tôi lúc đó không còn là ước mơ nữa mà là tham vọng, tôi nuôi dưỡng nó ngày qua ngày, tháng qua tháng, mọi thứ tồi tệ đến vói tôi đều chỉ là động lực, tuyệt nhiên không bao giờ có sự trách cứ.

Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe

Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.

Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?

  • Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
  • Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x