
Tâm Lý Học – Nghệ Thuật Giải Mã Hành Vi – Web Tải Sách Miễn Phí Ebooks PDF
Giới thiệu & trích đoạn ebook
Tôi tin rằng mọi người chắc chắc không xa lạ gì với phim điện ảnh của Thành Long, đặc biệt là phần đánh đấm, khôi hài, hóm hỉnh, cơ trí, đã làm thay đổi hình tượng nhân vật chính xưa nay là rắn rỏi kiên cường của các bộ phim hành động trước đây và thành công mở ra một kỷ nguyên “đánh nhau bằng não”. Vì sao có thể xuất hiện hiệu quả như vậy? Bản thần Thành Long khi phỏng vấn đã nói: “Bởi vì bình thường tôi đánh nhau cũng như vậy đó, một người tới thì tôi đánh, hai người tới thì tôi liều, ba người tới là tôi chạy!”
Thực ra, mỗi một người sau khi trải qua huấn luyện, đều có tiềm năng làm Thành Long, loại tiềm năng này chính là phản ứng chạy trốn cất sáu trong đáy lòng. Cái gọi là phản ứng chạy trốn chính là phản ứng tự nhiên khi sinh vật lần tránh sự vật có hại với bản thân, phản ứng chạy trốn của loài người cũng tương tự như vậy.
Phản ứng chạy trốn gần như là phản ứng phổ biến nhất trong thế giới tự nhiên, bởi vì bất luận là sinh vật đơn bảo hay động vật có xương sống, chạy theo cái có lợi, tránh né cái có hại đều là kỹ năng quan trọng nhất để sinh vật có thể tồn tại. Con người là kẻ kế thừa tốt nhất của phản ứng chạy trốn, thông qua đủ các loại kỹ năng. con người phát triển phản ứng chạy trốn trở nên phức tạp, thấu triệt hơn.
Phản ứng chạy trốn đơn giản nhất, rõ rệt nhất chính là sự né tránh của con người với đau đớn.
Khi bị vũ khí sắc bén làm cho bị thương, tay của bạn bắn ra theo phản xạ có điều kiện, để tránh vũ khí sắc bén tiếp tục làm tổn thương vết thương của bạn.
Nếu bạn từng tiếp xúc với việc sửa chữa điện, thì tiền bối hoặc thợ sửa nhất định sẽ nói cho bạn biết, khi dùng tay trực tiếp tiếp xúc với thiết bị điện để thử xem thiết bị có hiệu quả không, nhất định phải dùng mu bàn tay tiếp xúc với thiết bị điện. Bởi vì nếu thiết bị điện bị rò rỉ điện và khi dòng điện tấn công trúng bạn, bạn sẽ kéo tay theo hướng lòng bàn tay theo phản xạ có điều kiện. Nếu bạn dùng lòng bàn tay tiếp xúc với thiết bị điện, bạn có thể bị hút vào.
Thậm chí tôi từng nghe một câu chuyện cười như thế này: Thế hệ người già ngồi nói với nhau làm thế nào gây tổn thương khiến người khác đau nhất. Có người nói đánh vào đầu, có người nói dùng kim châm. Một ông cụ hút tẩu chỉ cái tẩu bằng đồng trong tay mình, cười nói: “Những điều các ông bà nói đều không được. nói cho mọi người biết, dí cái tẩu hơ nóng đỏ vào dưới nách là đau nhất.” Mọi người ngạc nhiên vì sao là dưới nách, suy nghĩ một lát liền lập tức hiểu ra. Bởi vì dưới nách của con người khi có cảm giác đau đớn, mệnh lệnh theo phản xạ có điều kiện không phải là giơ cánh tay lên mà là kẹp chặt vào…
Bây giờ bạn có thể sẽ có nghi vấn như thế này: Không phải nói né xa nguy hiểm ư? Kẹp chặt cánh tay không hề khiến con người né xa cái tẩu hơ nóng, ngược lại càng chặt hơn… Điều này thực ra vừa vận phản ánh phản ứng chạy trốn thực sự là phản ứng nhỏ không thể làm giả. Muốn biết vì sao, thì nhất định phải nghiên cứu một chút sự hình thành của phản ứng chạy trốn.
Đầu tiên, chúng ta nhìn lại định nghĩa của phản ứng nhỏ: Đây là một loại phản ứng bản năng, bắt nguồn từ biểu cảm, động tác, hành vi, ngôn ngữ phản xạ có điều kiện hoặc tiềm thức. Con người không thể thông qua thay đổi hoạt động ý thức đại não để kiểm soát phản ứng nhỏ, mà chỉ có thể tiến hành mô phỏng phản ứng nhỏ. Vậy thì phản ứng chạy trốn đương nhiên cũng bắt nguồn từ phản xạ có điều kiện và tiềm thức. Nói cách khác, là bản năng thói quen phi lý tính, trước cả lý tính, nó hình thành có lợi cho sự tiến hóa ngàn năm nay của nhân loại. Khi gặp sự vật có thể gây hại cho bản thân, con người sẽ hít một hơi thật sâu, cơ bắp căng cứng, các khớp tứ chi co lại, chuẩn bị chạy trốn hoặc tự bảo vệ mình, còn kẹp chặt cánh tay chính là quá trình tự bảo vệ mình: xương sườn rất yếu ớt, lại rất quan trọng, cho nên nhất định phải bảo vệ thật tốt.
Phản ứng chạy trốn do nguồn thông tin nguy hiểm, có những đặc điểm dưới đây:
Sắc mặt có xu hướng căng thẳng, bất an, sợ hãi;
Sẽ có phản ứng hít năng lượng dự trữ;
Do phần chân là khu vực thắng phanh của phản ứng chạy trốn, cho nên máu chảy xuống nửa dưới, sắc mặt trắng bệch; Khi đứng, cơ thể nghiêng về phía nguồn thông tin;
Khi ngồi, phần chân căng cứng, để bản thân có thể đứng dậy chạy trốn bất cứ lúc nào;
Ngôn ngữ gấp gáp, khẩn trương, sẽ có sự né tránh mang tính qua loa.
Miêu tả bên trên có khiến bạn nghĩ tới cảnh như thế này không. Một người đi phỏng vấn không đủ tự tin, khi anh ta đối mặt với dáng về nghiêm túc của giám khảo, không có từ nào hay hơn cụm từ “như đứng trên lửa, như ngồi trên đồng than” để hình dung người đó. Trong cuộc sống, phần lớn người ở trạng thái căng thẳng, không đủ tự tin, lo lắng,… đều sẽ nảy sinh phản ứng
Sách liên quan
Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe
Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.
Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?
- Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
- Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.