Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân chưa có điều kiện mua sách giấy, hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau mọi bản quyền thuộc về Tác Giả & Nhà Xuất Bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

Sách Tản Mạn Xứ Kim Chi của tác giả Seung Hyeon mời bạn thưởng thức.

Phần 2: Tập Hiền Điện và Hoằng Văn Quán

Vua Thế Tông (Sei Jong) đã lập nên Tập Hiền Điện ( 集賢殿 ) rồi tuyển chọn 20 văn sĩ có tên tuổi và giao phó tất cả các việc bút viết cho họ. Tập Hiền Điện còn được gọi là Kinh Diên Quan [1] . Hàng ngày, các văn sĩ đến Tập Hiền Điện làm việc từ sáng sớm tới tối muộn mới xong, còn Nhật Quan [2] thì phải có thông báo mới được ra về. Vào bữa sáng và bữa tối, các văn sĩ được tiếp đãi ở Nội Quan [3] . Nhà vua tiếp đãi các văn sĩ rất ân cần và trịnh trọng. Vì vậy, các văn sĩ đua nhau làm việc cần mẫn, nên đã có nhiều tài năng và cư sĩ xuất chúng như: Trịnh Hà Đông [4] (Jeong Ha Dong), Trịnh Bồng Nguyên [5] (Jeong Bong Won), Thôi Ninh Thành (Choi Yeong Seung), Lý Duyên Thành (Lee Yeon Seung), Thân Cao Linh (Sin Go Ryeong), Từ Đạt Thành (Seo Dal Seung), Khương Tấn Sơn (Gang Jin San), hai vị Lý Dương Thành [6] (Lee Yang Seung), hai vị Thành Hạ Sơn [7] (Seung Ha San), Kim Phúc Xương (Kim Bok Chang), Nhâm Tây Hà [8] (Im Seo Ha), Lô Tuyên Thành [9] (No Seon Seung), Lý Quản Thành (Lee Kwang Seung), Hồng Ích Thành (Hong Ik Seung), Lý Duyên An (Lee Yeon An), Lương Nam Nguyên [10] (Yang Nam Won), Thành Tam Vấn (Seung Sam Mun), Phác Bàng Niên (Bak Paeng Nyeon), Lý Khải (Lee Gae), Liễu Thành Nguyên (Yoo Seung Won), Hà Vĩ Địa (Ha Wi Ji). Tất cả đều là những bậc anh tài kiệt xuất. Ngoài ra, ở Văn Uyển còn có rất nhiều người nổi tiếng không thể kể hết được.

Vào lúc xảy ra cuộc bạo loạn năm Bính Tý [11] , vua Thế Tổ (Sei Jo) đã bãi bỏ Tập Hiền Điện rồi chọn ra hàng chục quan văn để lập nên Kiêm Nghệ Văn [12] . H àng ngày, nhà vua cùng gặp gỡ các quan văn để bàn bạc công việc. Sau khi vua Thành Tông (Seung Jong) lên ngôi, nhà vua đã lập nên Hoằng Văn Quán dựa theo Tập Hiền Điện, và Hoằng Văn Quán vừa là Bổn Quan [13] vừa là Kinh Diên Quan. Sự tiếp đãi của vua Thành Tông ngày càng thân mật hơn. Vua thường phân phát rượu nấu trong cung cho mọi người và mời Thừa Chánh Viện sang để đối ẩm với quan Thừa Chỉ. Nhà vua còn cho xây nhà ở bến sông Long Sơn để các quan thay phiên nhau đọc sách. Ngoài ra, vào các dịp lễ như Thượng Tỵ [14] , Trung Thu, Trọng Dương [15] , vua Thành Tông thường đi dạo chơi bên ngoài. Nhà vua cho phép mọi người uống rượu thoải mái và ban nhiều ân sủng, vinh quang cho họ. Tuy nhiên, những văn sĩ tên tuổi này lại không được phồn thịnh như thế hệ cha ông thời vua Thế Tông.

Chế độ khoa cử

Các kỳ thi khoa cử của triều đình Cao Ly chỉ có một Tri Cống Cử và một Đồng Cống Cử [16] . Tri Cống Cử và Đồng Cống Cử là hai người định đoạt chuyện thi trượt và thi đỗ nên hồng phấn nhũ khứu [17] (trẻ con) cũng được đi thi. Những tục lệ cũ từ thời lập quốc vẫn còn tồn tại cho đến thời vua Thế Tông mới được thay đổi, và tất cả đều áp dụng theo các quy chế cũ. Quan Lại Tào tạm thời chọn ra những người xứng đáng làm quan chấm thi. Người được cử làm quan chấm thi sẽ nhận lệnh vua rồi đến trường thi. Quan chấm thi sẽ tập trung các thí sinh vào Tam Quán [18] rồi gọi tên từng người một bước qua hàng rào chắn [19] . Sưu Hiệp Quan [20] chia nhau đứng canh ngoài cửa để kiểm tra trong cổ áo và trong hộp đựng xem thí sinh có giấu tài liệu bên trong hay không. Nếu thí sinh nào có mang theo sách thì sẽ bị giữ lại và chuyển sang Tuần Xước Quan ( 巡綽官 ) và bị tạm giam ở đó. Thí sinh có mang theo sách bị phát hiện ở bên ngoài phòng thi sẽ bị cấm thi một thức niên [21] , còn thí sinh có mang theo sách bị phát hiện ở bên trong phòng thi sẽ bị cấm thi hai thức niên.

Trước khi trời sáng, quan chấm thi đến đại sảnh thắp nến rồi ngồi vào chỗ của mình. Không khí ở trường thi trang nghiêm như chốn thần tiên. Sau đó, các quan ở Tam Quán bước vào sân, quy định chỗ ngồi của các thí sinh rồi lui ra ngoài. Đến khi trời sáng, quan chấm thi mở bảng yết thị để lấy đề thi ra. Đến đúng giờ ngọ, quan chấm thi sẽ thu bài thi, đóng dấu vào bài thi rồi chuyển sang Tam Quán. Sau đó, quan chấm thi lên sân thượng, tay cầm ly rượu lớn, kêu gọi các bậc tiền bối đến. Khi mọi người đã tập trung ở trước sân thì quan chấm sẽ gọi tên tân lai [22] hoặc đọc đề thi giả. Đây là những tục lệ đã có từ ngày xưa.

Đến khi trời tối, quan chấm thi đánh trống để hối thúc các thí sinh nhanh chóng hoàn tất bài thi. Thí sinh đã hoàn tất bài thi sẽ nộp bài thi cho Thu Quyển Quan [23] . Sau đó, Thu Quyển Quan chuyển bài thi cho Đằng Lục Quan [24] . Đằng Lục Quan viết số vào phía cuối hai mặt tờ bài thi rồi sao thành hai bản. Một bản là bản gốc được niêm phong, và một bản là bản sao . Phong Di Quan [25] niêm phong bài thi rồi lui ra chỗ khác. Sau đó, Đằng Lục Quan cho người sao chép lại bằng mực đỏ. Tra Đồng Quan ( 査同官 ) đọc bản gốc, còn Chi Đồng Quan ( 枝同官 ) phê duyệt bản sao được viết bằng mực đỏ rồi nộp cho quan chấm thi. Quan chấm thi chấm bài thi rồi yêu cầu Phong Di Quan mở bài thi niêm phong ra để ghi kết quả.

Cách lựa chọn thí sinh thi đỗ môn giảng kinh [26] được tiến hành như sau. Quan chấm thi sẽ viết ký hiệu vào một phần nào đó của Tứ Thư Ngũ Kinh ( 四書五經 ) rồi dán lại. Đồng thời, quan chấm thi sẽ viết ký hiệu vào chiếc đũa rồi cắm vào ống tre. Thí sinh viết tên cuốn sách mà mình sẽ giảng rồi dâng lên. Quan chấm thi sẽ rút đũa, nếu rút được chữ Thiên [27] thì quan chấm thi sẽ tìm chỗ đã được đánh dấu chữ Thiên trong Kinh Thư rồi viết nguyên văn cho thí sinh. Sau đó, thí sinh đọc rồi giải thích ý nghĩa nội dung nguyên văn đó. Sau khi thí sinh giải thích xong, quan chấm thi sẽ giảng giải về những lời giải thích đó.

Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe

Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.

Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?

  • Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
  • Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x