Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân chưa có điều kiện mua sách giấy, hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau mọi bản quyền thuộc về Tác Giả & Nhà Xuất Bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

Sách Tập Truyện Ngắn Mai Ngữ của tác giả Mai Ngữ

Lãng đãng chiều sương

Hà nội – mùa thu, trời đẹp. Một buổi sáng tôi đạp xe cùng nhà văn Tô Hoài đi dọc phố Bà Triệu. Chúng tôi có hẹn với ông bạn Vạn Lịch đến một quán cháo lòng tiết canh mà ông Lịch khoe rằng ở đó cò món hàng lợn luộc trắng như ngó sen, lại ròn.

Gặp để chơi và trò chuyện là chính không phải vì món quà sáng mà ông Vạn Lịch giới thiệu. Ông Vạn Lịch là người bạn thân thiết của giới văn nghệ chúng tôi, ông rất quý những tài năng và hết lòng giúp đỡ nếu có thể được.

Ông thân với nhà văn Nguyễn Tuân, Kim Lân hay Tô Hoài, chơi với các ông Phạm Văn Khoa, Phan Kế An hay Nguyễn Sáng, đặc biệt với Văn Cao.

Hồi chống Pháp, ông Vạn Lịch từng là chính uỷ trung đoàn thuộc Sư 312 về sau ông chuyển đơn vị khác thì ông Hà Minh Tuân về thay.

Hồi năm 63, ông Tuân gặp cái nạn Vào Đời, ông Lịch rất thương ông Tuân và bà vợ sau này của Tuân cùng đứa con của bà cũng quý mến ông Lịch vì ông chẳng nề hà gì, hễ giúp được bạn là giúp hết lòng.

Ông Nguyễn Tuân cũng vậy, còn sống thì ông Lịch thường mua bia hơi đến cho ông và sau khi ông mất, chẳng có ngày giỗ nào của ông mà ông Lịch không đến nhà thắp hưong cúng ông.

Ngày xưa, nghĩa là cách đây khoảng hơn hai chục năm, ông Vạn Lịch còn đến được Câu lạc bộ Ba Đình ngồi với bè bạn và uống bia hơi, khi về bao giờ ông cũng mua thêm vài ba vại đổ vào bi-đông đem theo nói là “để đem về cho thằng Tuân”.

Một buổi sáng, tôi đến Hội nhà văn thấy ông Nguyễn Tuân đang ngồi đọc báo ở phòng Hành chính. Ông ngẩng lên bảo tôi: “Chiều qua Vạn Lịch lại đem bia đến cho mình. Này, Vạn Lịch là người rất tốt phải không?”.

Tôi gật đầu. Cái ông nhà văn cao tuổi này rất dè lòi khen mà đã khen ai thì chắc là đúng.

Tôi nhớ lại hồi Hà Nội xử vụ án Tạ Đình Đề, thiên hạ hiếu kì đến ngồi đầy trong sân toà án cả người lớn cả trẻ em.

Tôi nghe trong đám trẻ chừng mười bốn, mười lăm tuổi đang ngồi xúm quanh một đứa lớn hơn đang liến láu kể chuyện, mắt mũi trọn trạo: “Thế này nhé, hồi Bác Hồ sang Trung Quốc, con mụ Giang Thanh mời Bác hút thuốc lá.

Bác vừa ngậm điếu thuốc trên môi thì ông Tạ Đình Đề đứng bảo vệ Bác rút súng lục bắn “oành” một phát trúng điếu thuốc rơi xuống, ghê không? Chẳng là Giang Thanh đã tẩm thuốc độc vào điếu thuốc lá mà…

Lũ trẻ ngồi ngẩn mặt nghe… Sau ba ngày xét xử, toà án đã tha bổng cho Tạ Đình Đề vì ông chẳng có tội gì cả và tôi biết một trong những đã tích cực bảo vệ cho ông Đề trước toà chính là ông Vạn Lịch, ngày đó ông còn làm Chánh Văn phòng của Tổng cục đường sắt.

Còn cái xí nghiệp sản xuất dụng cụ thể thao, những quần vợt, bàn bóng ping-pong của ông Để thuộc Tổng cục đường sắt nằm ngay đầu phố Quán Sứ.

Sau này thỉnh thoảng gặp ông Đề ở nhà bè bạn, khi nghe có người giới thiệu, ông Để thường nói: “Cả nước đánh đề mà không trúng đề…”. Hình như ông lại bị bắt lần thứ hai và khi ra tù, ông lại nói vui: “Tôi vừa đỗ tú tài (tái tù)…”.

Nói cho vui thế thôi nhưng Tạ Đình Đề là con người rất hiền lành, bia rượu hay thuốc lá chưa bao giờ dùng, cái con người mà hồi chín năm tôi được nghe bao nhiêu là chuyện như là huyền thoại sao mà ít nói hay có bao nhiêu điều không muốn nói ra.

Hôm đi lĩnh huy hiệu 50 tuổi Đảng, ông đến Câu lạc bộ Ba Đình bỏ cái phong bì kèm theo huy hiệu ấy có năm chục nghìn mua bia cho tất cả anh em cùng uống, riêng ông thì không.

Một lần có bạn nào đó đọc lại hai câu thơ kiểu Bút Tre cho ông nghe: “Hoan hô anh Tạ Đình Đề. Trước làm gián điệp sau về với ta”. Ông chỉ cười nụ, bảo rằng thiên hạ đồn thổi về ông quá nhiều nên ông cũng hay mắc vạ về những lời đồn thổi ấy.

Ông im lặng và tôi cũng im lặng ngắm gương mặt đã sạm, bộ ria con kiến của ông và không hỏi gì về ông.

Mà có hỏi ông cũng chẳng muốn nói, ông như cái bóng mờ mờ ảo ảo, ai muốn hiểu thế nào thì hiểu, chỉ biết một điều ông là một người tốt, một nhà cách mạng lão thành, vậy thôi.

Sáng hôm ấy, đi dọc phố Bà Triệu, qua ngã tư Trần Hưng Đạo, quãng sắp đổ dốc Hàng Kèn cũ thì ông Tô Hoài chỉ tay về phía bên trái bảo: “Trái nhà kia đúng một trăm tuổi đấy, ông ạ”.

Tôi nhìn theo tay ông, bên kia đường có một ngôi nhà một tầng ba gian nhưng cửa khép (hồi đó có lẽ cái “mặt tiền” chưa có giá) ngôi nhà xây trên cái nền rất cao có bậc tam cấp đi lên, trán nó quét vôi trắng, hai bên đắp hoa văn cỏ cây hoa lá gì đó, chính giữa đắp hàng chữ số nổi “1891”.

Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe

Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.

Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?

  • Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
  • Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x